Những kiểu ăn rau tưởng ngon bổ nhưng lại "độc hại" vô cùng
Rau là nguồn thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng có thể gây hại cho sức khỏe.
Trong mâm cơm gia đình hay tiệc tùng của người Việt Nam nhất định không thể thiếu một đĩa rau. Rau vừa là thực phẩm chống ngán, lại vừa cung cấp lượng lớn các vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
Đặc biệt, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia (Mỹ), việc tích cực ăn rau quả sẽ giúp cơ thể người tăng khả năng chống ung thư lên tới 20%. Nhiều nghiên cứu khác còn khẳng định rằng, rau quả chống được bệnh ung thư đại tràng, dạ dày, đột quỵ.
Để rau xanh phát huy đúng tác dụng, các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm. Ngoài ra nên tránh những sai lầm sau khi chế biến và tiêu thụ để đảm bảo không làm hại cho sức khỏe.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Chỉ ăn rau sống
Những người ủng hộ thực phẩm thô cho rằng ăn rau chưa nấu chín có thể giữ nguyên dinh dưỡng thực vật, vitamin và khoáng chất. Tuy vậy, đây không phải là 100% sự thật. Việc rau bị mất hết chất dinh dưỡng chỉ đúng nếu chiên hoặc nướng rau ở nhiệt độ cực cao trong thời gian dài. Điều này có thể phá hủy chất dinh dưỡng thậm chí hình thành các chất độc hại trong loại thực phẩm này.
Nấu ăn giúp phá vỡ thành tế bào của rau xanh và khiến cho chúng dễ tiêu hóa. Điều này giúp các chất dinh dưỡng dễ dàng được hấp thụ hơn. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cà chua được nấu chín giúp tăng cường cung cấp lycopene chống ung thư.
Bạn có thể bảo tồn các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước ở rau như vitamin B và C bằng cách nấu rau trong càng ít chất lỏng càng tốt chẳng hạn như hấp, xào… Nếu quyết định luộc rau, hãy giữ lại nước để làm súp hoặc nước sốt.
Luộc rau quá nhừ
Khi luộc rau, bạn không nên để lửa nhỏ, vì như vậy, rau bị đun lâu dẫn đến vitamin C và B1 sẽ tiêu tan. Thay vào đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối để giữ màu xanh của rau, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số loại rau củ như dưa chuột, cà chua, khi ăn sống thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu. Chỉ cần rửa sạch, bạn có thể ăn sống đối với những thực phẩm này.
Xào rau quá kỹ
Khi bạn xào nấu rau dưới ngọn lửa nhỏ, hơn nữa lại trong thời gian dài, các vitamin “nhạy cảm” có trong rau củ rất dễ bị phân hủy. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Để rau đã nấu chín qua đêm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, không nên ăn rau đã để qua đêm.
Cho quá ít nước khi luộc rau
Chính thói quen tiết kiệm thời gian đun nước sôi, tiết kiệm thời gian của một số bà nội trợ, khiến món rau mất ngon và có phần “sượng”. Vì thế, khi luộc rau bạn nên cho thêm nước, đun lửa to để rau nhanh chín và tránh tình trạng rau bị đen.
Cắt rau trước khi rửa
Đây là thói quen cực kỳ xấu xí mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa.
Việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Vì vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau.
Rửa rau không kỹ
Rất nhiều loại rau thông thường có thể chứa thuốc trừ sâu. Nếu bạn có xu hướng rửa rau qua loa hoặc hoặc hoàn toàn không rửa, rất có thể bạn đang ăn phải dư lượng hóa chất có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Điều tồi tệ nhất là những hóa chất này không chỉ đến và đi. Chúng ẩn mình trong tế bào mỡ của chúng ta cho đến khi chúng ta ăn kiêng và bắt đầu giảm cân. Theo các nhà nghiên cứu, khi cân nặng bắt đầu giảm, các hóa chất thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông và ‘tấn công’ máu, làm chậm quá trình tiêu hao năng lượng và trao đổi chất.
Ăn rau không nấu chín
Có một số loại rau bản thân chúng đã vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như: đậu lăng, khoai tây và giá đỗ. Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột.
Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ rửa sạch rau trước khi ăn vì phần lớn rau quả trên thị trường đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa rau sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.
Ngâm rau với nước muối lâu
Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không thể giảm đi, ngược lại còn có thể là mùi vị rau bị thay đổi. Ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của rau.
Biện pháp tốt nhất là bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên tăng cường ăn rau cải cúc để giúp phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa lạnh. Tuy nhiên có 3 nhóm người được khuyến cáo không nên...
Nguồn: [Link nguồn]