Những điều tối kỵ khi ăn thanh long mà mọi người cần tránh
Tuy rất mát bổ và nhiều dinh dưỡng nhưng thanh long cũng sẽ gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều hay sai cách.
Thanh long là loại quả bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây hại nếu ăn sai cách.
Được biết tới là một trong những loại trái cây "đại bổ" thơm ngon, thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, B1, B2, B3, các khoáng chất thiết yếu gồm photpho, sắt, canxi.
Thanh long (đặc biệt là thanh long đỏ) rất giàu anthocyanin – một chất tiềm năng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa xơ cứng động máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ do máu đông.
Đồng thời, loại quả này còn làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa ung thư, thoái hóa tế bào não, ức chế sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.
Mặc dù có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết ăn đúng cách thì thanh long cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Những điều tối kỵ khi ăn thanh long
Bị tiêu chảy không nên ăn, trái thanh long có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
Thanh long là loại quả phụ nữ không thể ăn tùy tiện. Chị em không nên ăn quá nhiều loại trái cây này, đặc biệt là những người có thể chất hư lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều. Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
Không ăn cùng sữa bò. Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó bà bầu dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
Cách chọn và bảo quản thanh long
Nên chọn những quả thanh long còn tươi, trên bề mặt càng đỏ càng tốt, phần màu xanh thì càng xanh càng tốt. Nhưng nếu phần màu xanh trở nên hô héo, chứng tỏ trái thanh long đó đã không còn tươi, tốt nhất không nên ăn nhiều.
Nên rửa sạch vỏ ngoài trái thanh long trước khi ăn, mặc dù chúng ta ăn ở bên trong vỏ. Nhưng để tránh vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm khi cắt thanh long, tốt nhất chúng ta vẫn nên rửa sạch.
Tốt nhất chúng ta nên ăn ngay khi mới mua thanh long về, nếu như cần cất giữ thì nên để chỗ thoáng mát. Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến biến chất.
Chất nhựa đắng trong một số loại rau củ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ngộ độc thực phẩm.
Nguồn: [Link nguồn]