Những điều cần tránh khi ăn quả đào để tránh rước độc vào thân, nếu thuộc 4 nhóm người sau đây tốt nhất nên hạn chế

GiadinhNet - Ngày nay, các thông tin sai lầm như ăn đào dễ sảy thai, đẻ con câm điếc, nhiều lông, dễ ốm... đã không còn khiến các mẹ lo sợ, đa số họ đều ghi nhận công dụng của quả đào với sức khỏe.

Theo các chuyên gia, đào là một loại quả tốt cho sức khỏe. Trong 147g cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, 15gr carbohydrate, 13gr đường, chất xơ và đạm. Trong trái đào cung cấp rất nhiều nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, B3, folate, sắt, kali, magie, phospho, kẽm…

Ngoài ra, chúng có chứa lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin có tác dụng chống oxi hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón, giảm stress, lo âu, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do đào có lớp lông tơ dày và cứng, để loại bỏ lớp lông tơ này, nhiều thương lái đã dùng đến hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để loại bỏ lớp lông này để quả đào trông bóng đẹp hơn. Điều này vô tình làm cho lớp vỏ đào "nạp" vào những hoá chất tẩy rửa độc hại.

Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên rửa đào với nước ấm để loại hết lớp lông còn lại trên vỏ quả. Sau đó dùng nước vo gạo đặc có pha thêm 1 chút muối nhạt ngâm đào trong 5-7 phút. Nước gạo có tính kiềm sẽ giúp loại bỏ các hoá chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ quả.

4 những người nên hạn chế ăn đào:

- Đối với phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.

- Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.

- Người mới ốm dậy, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.

- Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.

Ngoài ra, những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách phân biệt đào ta và đào Trung Quốc

Hình dáng bên ngoài: Đào Sapa có kích thước khá nhỏ, không đều quả, nhiều lông, còn đào Trung Quốc thường trái to, đều đẹp, vỏ trơn láng, nhẵn mịn, lông ít.

Về màu sắc: Đào Sapa có là màu xanh lá cây, có chút màu hồng đỏ ở phần đuôi cuối. Còn đào Trung Quốc thường được bẻ từ lúc còn xanh, sau quy trình chăm sóc ngâm, tẩm các loại hóa chất trở nên tươi đẹp, vàng đều rất thu hút người mua.

Mùi vị: Đào Sapa có mùi thơm, ăn giòn, chua nhẹ, thịt đào có màu trắng ngả vàng, còn đào Trung Quốc ăn sẽ thấy không giòn, không có mùi thơm đặc trưng và ăn khá mềm, ngọt nhẹ và không hề có vị chua. Đặc biệt, hạt đào bóc tách dễ dàng khi bổ.

5 lý do bạn nên ăn vải thường xuyên, chuyên gia chỉ cách ăn không sợ nóng và tăng dưỡng chất

Trước khi ăn vải nên uống một chút nước muối hay trà thảo mộc, canh bí đao, chè đậu xanh... để giảm bớt tính nóng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN