Những điều cấm kỵ khi ăn khoai môn

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khoai môn không nên ăn cùng chuối, trứng hay trái cây có tính axit, ngoài ra người bị tiểu đường, khó tiêu nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này.

Khoai môn rất giàu chất xơ, tinh bột, kali, canxi, magie, các khoáng chất khác cũng như vitamin C. Nó có tác dụng nhuận tràng, tăng cường cơ bắp, xương và cải thiện khả năng miễn dịch. Loại củ này có hàm lượng carbohydrate cao, một lượng protein nhỏ, nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể, thích hợp cho người yếu mệt và cần làm ấm.

Tuy nhiên, vì khoai môn có chứa một lượng axit oxalic và saponin nhất định nên việc kết hợp không đúng cách có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu về thể chất. Do đó, khi ăn khoai môn, cần tránh kết hợp cùng ba loại thực phẩm dưới đây.

Những điều cấm kỵ khi ăn khoai môn - 1

1. Chuối

Ăn chuối và khoai môn cùng nhau dễ gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Khoai môn rất giàu tinh bột, trong khi chuối lại chứa nhiều đường fructose. Kết hợp cả hai loại này có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng. Vì vậy, nên tiêu thụ chúng cách nhau ít nhất hai giờ.

2. Trứng

Khoai môn và trứng đều là những thực phẩm chứa protein, ăn chung với nhau dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Đặc biệt với những người có đường tiêu hóa yếu, sự kết hợp này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy.

3. Trái cây có tính axit

Khoai môn chứa nhiều axit oxalic, khi ăn cùng các loại trái cây có tính axit, tinh thể canxi oxalat dễ hình thành trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Vì vậy, nên tránh ăn trái cây có tính axit ngay sau khi ăn khoai môn.

Ai không hoặc nên hạn chế ăn khoai môn

1. Người có làn da nhạy cảm

Khoai môn chứa một lượng lớn chất nhớt, canxi oxalate và các chất khác, không nên dùng cho những người có làn da nhạy cảm. Sau khi tiêu thụ, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng, gây phát ban, ngứa, sốt, mẩn đỏ và các triệu chứng khó chịu khác.

2. Người khó tiêu

Thông thường, những người mắc chứng khó tiêu có hệ tiêu hóa kém và nhu động ruột chậm, nên hạn chế ăn khoai môn. Khoai môn chứa quá nhiều tinh bột, khó được ruột và dạ dày tiêu hóa.

3. Người mắc bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết của khoai môn khá cao nên người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý. Khoai môn rất giàu tinh bột, loại carbohydrate này sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Nếu bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ăn khoai môn, lượng đường trong máu sẽ mất kiểm soát, thậm chí tăng cao, không có lợi cho việc kiểm soát bệnh.

4. Người ho có đờm

Khoai môn là thực phẩm chứa nhiều đường, với người ho và có đờm, ăn nhiều khoai môn sẽ khiến đờm đặc hơn. Ngoài ra, những người bị nóng ẩm, đau dạ dày không nên ăn khoai môn.

5. Người đang giảm cân

Khoai môn chứa nhiều tinh bột và calo, nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể, không có lợi cho việc giảm cân.

Không ăn sống, hạn chế ăn cùng thực phẩm có tính hàn, người bệnh thận nên ăn vừa phải... là những điều cần chú ý khi ăn cà tím.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hướng Dương (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN