Những bộ phận ‘cực độc’ của lợn, gà, vịt, cá, nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hằng ngày
Lợn, gà, vịt, cá là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt Nam. Thế nhưng có những bộ phận của các gia cầm, động vật này rất độc hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày.
Thịt cổ lợn
Thông thường, khi lợn bị thịt, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.
Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
Gan lợn
Gan lợn, gan bò là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan động vật và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
Nội tạng
Nội tạng động vật rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Gan, thận nhiều vitamin A, sắt, kẽm có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật chứa axit béo omega 3 bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi đặc biệt có lợi cho những người hồi phục sau khi ốm hoặc phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Chưa kể nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Ảnh minh họa
Phổi lợn, bò, gà, vịt
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn, bò, gà, vịt có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
Cổ gà, vịt
Cổ gà, cổ vịt được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, “Cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà, vịt có chứa các tuyến dịch bạch huyết... Khi ăn cổ gà, vịt các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ của gà, vịt và nên bóc bỏ da trước khi ăn”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Da gà, vịt
Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em thích ăn da gà vì da gà khá béo và giòn. Mặc dù vậy, đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và có nhiều vi khuẩn nhất của con gà. Đặc biệt, với món gà quay, lượng cholesterol chứa trong đó sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng bị chuyển hóa thành các chất gây bệnh nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao.
Nội tạng gà, vịt
Ngoài ra, một số cơ quan nội tạng của gà sẽ có dư lượng chất độc hại từ môi trường sống và thức ăn chăn nuôi nhưng số lượng sẽ thay đổi do điều kiện sinh sản khác nhau. Mề gà hay chính là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây.
Phao câu gà, vịt
Phao câu là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp, tuy nhiên lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Vì vậy, phao câu giống như một kho chứa vi khuẩn.
Sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Không chỉ vậy, phao câu còn không có nhiều tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng như: giúp tóc đen, mượt, da đẹp hơn.
Các chất gây hại chủ yếu tập trung tại gan, cơ quan giải độc; Thận thì có liên quan đến việc thải các chất có hại; Tim gà có các chất bất lợi cho chuyển hóa. Do đó, mặc dù lòng mề gà có giá trị dinh dưỡng cao và ăn rất ngon nhưng vì sức khỏe của mình bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Đầu cá
Là vị trí tích tụ số lượng lớn độc tố và kim loại nặng như thủy ngân.
Ăn đầu cá trong thời gian dài sẽ làm gia tăng lượng độc tố trong cơ thể. Trong khi đó, gan là cơ quan làm nhiệm vụ giải độc chính, càng ăn nhiều đầu cá thì cơ thể càng phải hoạt động nhiều. Lâu ngày sẽ gây tổn thương, gây viêm và tăng nguy cơ ung thư.
Ruột cá
Ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan, gây viêm gan và cuối cùng hình thành nên bệnh ung thư.
Mật cá
Không ít người nghĩ cá bổ nhất khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, đặc biệt là mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao.
Ăn mật cá có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, suy nội tạng, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mật cá được đánh giá có liên quan đến nguyên nhân hình thành suy yếu sức khỏe thần kinh, suy hô hấp, rối loạn hành vi và mật cá.
Nguồn: [Link nguồn]
Thịt dê rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên một số người mắc các bệnh dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn thịt dê.