Nhiều người Việt nghiện ăn những món này từ gà, vịt mà không biết chúng "độc kinh hoàng"
Gan ngỗng tích lũy nhiều kim loại nặng, da chứa nhiều cholesterol. Phao câu gà, ngan, vịt nhiều mỡ... ăn không tốt cho sức khỏe.Cổ gà, vịt, lòng mề... cũng là những món ăn khoái khẩu nhưng lại dễ "gây độc" cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Gà, vịt, ngan khác nhau như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, gà bản chất sống trên cạn, vịt dưới nước, ngan thì vừa trên cạn, vừa dưới nước nên có sự khác nhau về tính vị. Còn về hàm lượng dinh dưỡng cũng có sự khác nhau song không đáng kể.
Trong đó thịt gà là loại thịt con người thích ăn nhất do mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng. Hàm lượng protein trong thịt gà cao hơn rất nhiều loại gia súc và cá, trong khi hàm lượng cholesterol tương đối thấp. Hàm lượng axit béo và không no cần thiết cho cơ thể cũng rất nhiều.
Còn vịt và ngan được nuôi và ăn thịt ở nước ta nhiều cũng không kém thịt gà. Hàm lượng protein có trong hai loại thịt này thấp hơn thịt gà nhưng hàm lượng mỡ, vitamin A, B2 lại cao hơn. Hàm lượng của các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng cũng dồi dào hơn gà.
Tuy nhiên, trong cấu trúc cơ thể của từng loài gia cầm, phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ngoài protein, các bộ phận tích lũy lượng mỡ khác nhau. Chẳng hạn, phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa rất nhiều cholesterol xấu.
“Thực chất, phần thịt trắng trong gà, ngan, vịt tốt hơn nhiều so với các phần khác như đùi, cánh,… Song, nhiều người đang ăn theo sở thích nên bỏ qua phần tốt của con vật. Nếu nấu ăn cho trẻ ăn dặm, các bạn nên dùng phần thịt lườn, bụng sẽ tốt hơn”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng thông tin.
So sánh thêm về 3 loại gia cầm phổ biến, PGS Thịnh cho biết, do môi trường sống, các loại có tính vị khác nhau. Trong đó, ngan và vịt có tính hàn, nên gây khó tiêu hơn hẳn thịt gà. Đó chính là lý do người ta chỉ dùng thịt gà để bồi bổ, chăm sóc người ốm.
Còn theo thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Thịt gà trong đông y gọi kê nhục, phân thành hai loại, gà trống và gà mái. Gà trống thịt có vị ngọt, tính ấm, không động có tác dụng nuôi dưỡng bảo quản, vệ khí bên ngoài, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người, tê dại. Còn thịt gà mái có vị chua, tính bình không độc, trị phong hàn thấp chữa bị thương gãy xương, băng huyết và bạch đới. Gà không có gì độc nên hầu hết trẻ em và người già đều dùng được.
Ngỗng
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thịt ngỗng màu sẫm, hương vị đậm và béo nhưng một số bộ phận không tốt cho sức khỏe.
Nội tạng của ngỗng như gan, mề, lòng... có hàm lượng cholesterol cao. Đây cũng là phần dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus nhiễm bệnh. Trong đó, gan ngỗng chứa mầm bệnh vì tích lũy nhiều kim loại nặng. Khi chế biến, gan phải được nấu chín hẳn, nếu còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus gây bệnh. Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.
Không nên ăn da ngỗng nhiều, nhất là người mắc bệnh tăng mỡ máu. Theo bác sĩ, phần này chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp có thể bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt ngỗng.
Phao câu là phần sau cùng của thân ngỗng, kể cả vịt, ngan, gà cũng như một số loài chim, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phần cánh ngỗng béo, thực chất là chất béo của da, cũng nên ăn hạn chế ăn, nhất là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì. Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày.
Phổi
Có rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn trú ngụ trong phổi gà, vịt, ngay cả khi nó đã được làm chín ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn vào thì cơ thể sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, bứt rứt hoặc một số người lại chẳng thấy có phản ứng gì ở bên ngoài. Do bộ phận này thuộc hệ hô hấp của gà nên là nơi chứa đựng rất nhiều chất độc và vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng. Vì vậy, tốt nhất thì bạn vẫn nên loại bỏ bộ phận này khi ăn để ngăn ngừa những rủi ro xấu cho sức khỏe.
Phao câu
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết, phao câu là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp, tuy nhiên lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Vì vậy, phao câu giống như một kho chứa vi khuẩn.
Sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Không chỉ vậy, phao câu còn không có nhiều tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng như: giúp tóc đen, mượt, da đẹp hơn.
Các chất gây hại chủ yếu tập trung tại gan, cơ quan giải độc; Thận thì có liên quan đến việc thải các chất có hại; Tim gà có các chất bất lợi cho chuyển hóa. Do đó, mặc dù lòng mề gà có giá trị dinh dưỡng cao và ăn rất ngon nhưng vì sức khỏe của mình bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Da
Nhiều người cho rằng da gà có nhiều collagen, ăn vào có thể giúp da dẻ đẹp hơn. Nhưng thực chất collagen trong da gà rất ít, có thể bỏ qua vì đây là phần chứa nhiều chất béo nhất của con gà. Thêm nữa, trên da gà còn ẩn chứa rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể.
Nội tạng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nội tạng của gia súc và gia cầm đều không có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như nội tạng gà bao gồm gan, tim, ruột, thận, lá lách, phổi của con gà. Đây là những cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất độc hại ra bên ngoài, do đó khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc và chứa nhiều virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt gan gà giàu dinh dưỡng nhưng là nơi tích lũy nhiều kim loại nặng, chứa mầm bệnh tật.
Cổ
Cổ gà, cổ vịt được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, “Cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà, vịt có chứa các tuyến dịch bạch huyết... Khi ăn cổ gà, vịt các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ của gà, vịt và nên bóc bỏ da trước khi ăn”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Những người không nên ăn thịt gà
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà.
Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.
Những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt lòng trắng trứng và da gà.
Trước kinh nghiệm người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da, bác sĩ Trung khẳng định quan niệm ăn thịt gà ngứa da do cơ địa của từng người.
Khi ăn thịt gà, kỵ nhất là ăn thịt gà với lá kinh giới vì dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Khi bị bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng đóng vai trò hết sức phải chú ý. Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Khi bị bệnh sỏi thận, bạn cũng nên tránh xa hoặc kiêng ăn loại thịt thơm ngon này. Bởi đây là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.
Những người không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người nên hạn chế ăn thịt vịt để tránh gây hại sức khỏe:
Người bị bệnh gout
Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người bị ho
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp
Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Nguồn: [Link nguồn]
Độc tố của các các hải sản phần lớn thuộc nhóm chất độc thần kinh và tim mạch. Vì thế, người ăn phải các loại...