Nhà có F0 mới khỏi bệnh, chị em thường xuyên nấu món này cho mau khỏe

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh F0 cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Người mắc Covid-19 ngoài biểu hiện ho, sốt, thường có cảm giác chán ăn, nhạt miệng do mất vị giác. Lúc này, những món cháo đơn giản, hay bát canh bổ dưỡng sẽ giúp người bệnh F0 điều trị tại nhà tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.

Canh khoai tây nấu sườn

Canh sườn khoai tây rất bổ dưỡng và dễ chế biến. Ảnh: Internet.

Canh sườn khoai tây rất bổ dưỡng và dễ chế biến. Ảnh: Internet.

Một tô canh sườn khoai tây thơm ngon nóng hổi sẽ là món ăn tuyệt vời trong bữa cơm của gia đình. Món ăn này vừa ngon lại vừa dễ làm lại rất tốt cho sức khỏe.

Khoai tây nấu với nước hầm sườn cung cấp đạm, tinh bột, đường,… giúp người bệnh bổ sung năng lượng đồng thời khoai tây mềm dễ tiêu hóa. Bạn cũng có thể thay thế khoai tây bằng các loại rau củ khác như cà rốt, khoai sọ,… hoặc kết hợp nấu chung.

Canh móng giò hầm đu đủ

Canh móng giò hầm đu đủ ngọt mát không chỉ tốt cho phụ nữ sau sinh mà cho người mệt mỏi, suy nhược như khi mắc Covid-19.

Canh móng giò hầm đu đủ ngọt mát không chỉ tốt cho phụ nữ sau sinh mà cho người mệt mỏi, suy nhược như khi mắc Covid-19.

Chế độ ăn hợp lý cho người nhiễm Covid-19 cần cung cấp đủ, đảm bảo tỷ lệ từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.

Trong quả đu đủ có chứa nhiều magie, phốt pho, canxi, sắt, vitamin A, B, C, axit hữu cơ, carotenoid,… tốt cho người bệnh. Thịt nạc lại cung cấp chất đạm. Đây là món ăn mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà ai cũng có thể chế biến.

Canh ghẹ nấu rau muống

Nhà có F0 mới khỏi bệnh, chị em thường xuyên nấu món này cho mau khỏe - 3

Theo Đông y, thịt ghẹ vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, ích khí dưỡng huyết, tán ứ, thông mạch, bổ xương tủy... Một bát canh ghẹ nóng hổi với ghẹ đỏ hồng xen kẽ rau muống xanh mướt, nước canh ngọt tự nhiên, có tác dụng chữa đau đầu lại giàu dinh dưỡng.

Để có bát canh ngon, cần chọn mua ghẹ tươi với các dấu hiệu: Ức chắc, yếm khít, kích thước vừa phải. Nên mua ghẹ vào những ngày cuối tháng hoặc đầu tháng âm lịch bởi đây là thời điểm ghẹ béo, chắc thịt. Khi nấu, cần bóc bỏ yếm vì đây là cơ quan bài tiết, có mùi khai.

Thực phẩm cần hạn chế đối với F0 sau điều trị Covid-19

F0 sau khi điều trị Covid-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: Nội tạng động vật, óc... Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…

Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Việc duy trì vận động nhẹ nhàng, tùy theo không gian cách ly, là rất cần thiết đối với người bệnh Covid-19. Người bệnh có thể dọn dẹp phòng để thông thoáng mỗi ngày, tập thể dục tại chỗ duy trì 30 phút/ ngày, sẽ giúp giảm cảm giác mệt mỏi trì trệ.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo việc giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng họng, mũi với các nước sát khuẩn súc miệng là rất cần thiết, giúp giảm nguy cơ bội nhiễm trong giai đoạn bệnh.

Người bệnh Covid-19 tự cách ly tại nhà, nên giữ tinh thần vững vàng, đảm bảo đủ dinh dưỡng qua việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện vừa phải, sẽ giúp ích cho quá trình hồi phục.

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19

Sau mắc COVID-19, nhiều người có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, thở gắng sức… Ngoài việc theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng khoa học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi  ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN