Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt cần lưu ý điều này để ổn định đường huyết

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Gạo lứt là thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể ăn thoải mái.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?

Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) là 68, đây là mức trung bình. Trong gạo lứt bao gồm các thành phần, như: Cám giàu chất xơ, mầm chứa nhiều vitamin và nội nhũ chứa tinh bột. Gạo lứt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng.

Theo phân tích thành phần dinh dưỡng của gạo lứt khi nấu chín một bát gạo cung cấp: Kẽm (13%), đồng (24%), mangan (86%), selen (21%); hàm lượng vitamin B1 (30%), vitamin B2 (11%), vitamin B3 (35%), vitamin B5 (15%), vitamin B6 (15%).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia nội tiết - đái tháo đường, vì có nhiều chất xơ không hòa tan hơn gạo trắng nên gạo lứt có chỉ số đường thấp, được hấp thụ chậm hơn và ít có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Hàm lượng vitamin B cao trong gạo lứt rất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và giúp chuyển đổi thực phẩm khi ăn thành năng lượng, đủ cung cấp cho cơ thể mà không gây tăng cân.

Ngoài giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, gạo lứt còn giàu phenol và flavonoid, chất chống ô xy hóa tương tác và vô hiệu hóa các gốc tự do có hại cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất chống ô xy hóa trong gạo lứt còn có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, đái tháo đường.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt bao nhiêu là đủ?

Gạo lứt là thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể ăn thoải mái. Trong loại gạo này có hàm lượng carbs cao. Nếu ăn quá nhiều gạo lứt, đồng nghĩa với lượng carb trong cơ thể tăng lên và lượng đường trong máu cũng tăng lên. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần lưu ý về khẩu phần gạo lứt cần được bổ sung trong mỗi bữa ăn.

Rất khó để có thể đưa ra con số chính xác về khẩu phần gạo lứt mỗi ngày dành cho tất cả người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, lượng tiêu thụ carb tối ưu của cơ thể để kiểm soát đường huyết và những phản ứng cơ thể với carbs như thế nào.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần hiểu rõ rằng, gạo lứt rất tốt nhưng nó chỉ là một phần trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn không nên quá lạm dụng và cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác như thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh,... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý ăn nhiều thực phẩm toàn phần, hạn chế ăn các loại thực phẩm đã tinh chế, chế biến sẵn để tránh tình trạng tăng đường huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có công dụng tốt nhất

Để gạo lứt phát huy hết công dụng của nó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo:

Ăn với số lượng vừa đủ

Tuy gạo lứt chứa nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe, nhưng thành phần của nó vẫn chứa tinh bột nên bạn cần ăn với một lượng vừa phải để đảm bảo đường huyết trong ngưỡng an toàn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với gạo lứt để đường huyết không bị tăng bất thường.

Ăn chậm, nhai kĩ

Do gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn do với gạo trắng. Việc làm này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn.

Kiên trì sử dụng gạo lứt

Vì gạo lứt cứng và khô hơn so với gạo trắng nên ban đầu bạn sẽ không quen và thấy rất khó ăn. Vậy nên bạn cần phải kiên trì lâu dài và chịu khó để thấy được tác dụng rõ rệt của loại thực phẩm này.

Đo đường huyết thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tạo thói quen đo đường huyết để biết lượng đường đang ở mức độ nào, giúp điều chỉnh lượng thức ăn trong những lần tiếp theo, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Lưu ý: Nên nấu gạo lứt ở lượng nước vừa phải để tránh làm tăng chỉ số GI của gạo. Nấu gạo lứt ở mức vừa chín tới, không nấu gạo lứt quá chín sẽ giúp cơm giữ được lượng vitamin và các dưỡng chất tối ưu khác trong gạo.

Nguồn: [Link nguồn]

Gạo lứt được khuyến cáo chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe của con người nhưng nếu bạn ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN