Ngày nào cũng ăn cơm mà đa phần người Việt mắc sai lầm cực hại cho sức khỏe như thế này
Cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều thói quen ăn cơm sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ cho sức khoẻ.
Ăn quá nhiều cơm
Trong cơm chứa nhiều đường. Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc đái tháo đường… Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Chỉ ăn cơm, quên ăn rau củ
Trong bữa ăn, nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Chúng ta cần phải cân đối 3 nhóm chất còn lại bao gồm chất béo, đạm và vitamin, khoáng chất, nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ. Trong đó, nên tăng cường ăn rau xanh lá. Ngoài ra, khi chế biến rau củ, chuyên gia khuyên nên ăn ngay bởi trong quá trình đun nấu, lượng vitamin có thể tan biến từ 70-80%, nếu để lâu, số còn lại cũng sẽ không còn.
Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
Các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt do quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ… Do vậy chúng ta nên chọn các loại gạo không xay sát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày. Gạo lứt là gạo không bị xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, để hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Vo gạo quá kỹ
Khi vo gạo, nếu vo quá kỹ sẽ khiến cho lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo bị trôi mất, làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng quý giá của hạt gạo. Để thưởng thức bát cơm ngọt bùi, giàu dinh dưỡng, tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn mà thôi.
Dùng nước lạnh để nấu cơm
Đây chắc chắn là sai lầm khi nấu cơm mà rất nhiều gia đình mắc phải. Bạn có biết: Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước, không được hấp thụ trong gạo.
Ngược lại, nếu bạn nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó giúp bảo vệ trọn vẹn dinh dưỡng có trong gạo.
Không nhai kỹ khi ăn cơm
Việc nhai cơm đúng cách sẽ cho phép các tuyến nước bọt giải phóng một loại enzyme có tính kiềm là ptyalin giúp phân giải các chất trong thực phẩm thành đường đơn. Nếu bạn nhai quá ít, cơm sẽ không được phân giải tốt và có thể dẫn tới một số vấn đề như ợ nóng, táo bón và trào ngược axit.
Ăn quá nhanh
Người nhai không kỹ thường đi kèm với thói quen ăn nhanh, dẫn đến ăn quá nhiều so với mức cần thiết. Ngoài ra, khi ăn quá nhanh, hóc môn tạo cảm giác no được tiết ra ở đường ruột không kịp truyền tín hiệu đến não bộ. Vì thế não bộ không ra lệnh ngừng ăn kịp thời, một lượng calo dư thừa vẫn tiếp tục được bổ sung. Chính điều này gây tăng cân, thậm chí ở mức khó kiểm soát.
Ăn cơm nguội
Cơm là thực phẩm giàu dưỡng chất, tinh bột, đường nên rất dễ nhiễm khuẩn mà cụ thể là khi để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp.
Ăn cơm chan canh
Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Uống trà trong và sau bữa ăn
Nước trà sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể, đặc biệt là việc hấp thụ sắt.
Dùng chung bát, đũa, thìa của nhau để ăn cơm
Ngay cả người thân trong gia đình cũng không nên dùng chung bát, đũa, thìa của nhau để ăn cơm bởi trong khoang miệng chúng ta có chứa vô vàn loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Trong đó, phổ biến nhất chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, dẫn đến nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.
Trong trường hợp bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]
Đôi khi những thói quen tưởng chừng như vô hại lại làm mất chất dinh dưỡng của gạo và khiến cơm mất ngon. Bởi vậy,...