Nên chọn những quả gì để bày mâm ngũ quả hợp phong thuỷ và ý nghĩa trong dịp Tết

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Mâm ngũ quả không chỉ tượng trưng cho tấm lòng của con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên cùng những thức quà đặc biệt trong ngày Tết mà còn là mong muốn của mọi người dành cho tổ ấm, với niềm hy vọng một năm mới an lành, thịnh vượng.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Theo phong thủy phương Đông, mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ thường sẽ có mâm ngũ quả cúng ông bà, tổ tiên. Ngũ quả thể hiện cho 4 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo, mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Mỗi vùng miền lại chọn lựa những loại quả khác nhau.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo, mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Mỗi vùng miền lại chọn lựa những loại quả khác nhau.

Mâm ngũ quả còn được xem là biểu tượng của thành quả sau một năm lao động miệt mài. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức được chắt chiu để đến mùa xuân nắng ấm, lựa dịp tốt lành để thành kính dâng lên tổ tiên.

Các loại quả sử dụng cho mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết thường được tượng trưng với 5 loại trái cây khác nhau, đa dạng lựa chọn, mỗi loại hoa quả ngày Tết trưng trên mâm ngũ quả cũng mang những ý nghĩa khác nhau như:

Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầy đủ, phồn thịnh trong cuộc sống về cả kinh tế và tình cảm.

Quả xoài: Người miền Nam thường hay phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không bị thiếu thốn, cuộc sống sung túc.

Quả sung: Biểu trưng cho mong muốn sung túc trong mọi mặt về tình cảm, sức khỏe, tiền bạc.

Chuối xanh: Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.

Quả phật thủ: Phật thủ có hình dạng đặc biệt tựa như những bàn tay của Phật, che chở, bảo vệ cho gia đình. Quả thường ở vị trí trung tâm mâm ngũ quả.

Quýt/quất: Từ “quất” khi phát âm theo tiếng Hán gần giống âm của từ “cát”. Với ý đại cát đại lợi nên bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức khỏe.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có chuối, quýt...

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có chuối, quýt...

Mâm ngũ quả tượng trưng cho đủ đầy, phúc lộc trong năm mới.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho đủ đầy, phúc lộc trong năm mới.

Các loại quả được bày biện khéo léo, hài hòa.

Các loại quả được bày biện khéo léo, hài hòa.

Mâm ngũ quả của người miền Trung là sự giao thoa văn hóa của người miền Bắc và miền Nam.

Mâm ngũ quả của người miền Trung là sự giao thoa văn hóa của người miền Bắc và miền Nam.

Người miền Trung sống ở vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, vốn ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết rơi vào mùa đông khắc nghiệt, hoa quả thường không có nhiều nên thường sẽ chọn những loại quả đẹp, mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt để thể hiện năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc.

Người miền Trung sống ở vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, vốn ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết rơi vào mùa đông khắc nghiệt, hoa quả thường không có nhiều nên thường sẽ chọn những loại quả đẹp, mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt để thể hiện năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc.

Bưởi: Được đặt trên nải chuối xanh, tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang, thịnh vượng, hứa hẹn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn.

Dưa hấu: Quả với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Sự căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống.

Dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng ý chỉ đến sự may mắn.

Thơm (miền Nam gọi là khóm và người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả): Với dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng), quả này mang ý nghĩa giàu có, may mắn và thịnh vượng.

Nho: Trong phong thủy, nho biểu tượng cho hình ảnh phong phú của cải vật chất, đại diện cho sự thành công. Theo phong thủy, nho còn có ý hóa hung thành cát, xoay chuyên vận hạn rủi ro thành may mắn.

Quả hồng: tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh và thành đạt. 

Quả lê: Vị ngọt thanh ngụ ý làm gì cũng trơn tru, ngụ ý cho mọi việc luôn suôn sẻ, thuận lợi.

Quả lựu: Nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống, cho mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

Quả đào: Thể hiện sự thăng tiến, thành công trong công việc.

Quả thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.

Quả táo: Tượng trưng cho phú quý, hưng thịnh.

Quả trứng gà (hay lê-ki-ma): Mang ý nghĩa lộc trời.

Quả mãng cầu gai - mãng cầu Xiêm: cầu chúc mọi sự được như ý, làm ăn suôn sẻ, sức khỏe dồi dào.

Trái dừa: Người miền Nam phát âm là “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Trong dịp Tết cổ truyền, người miền Nam thường cầu kỳ hơn trong việc chọn quả bày biện cúng gia tiên. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, có thể thêm dứa ở dưới đế để thể hiện sự vững chãi.

Trong dịp Tết cổ truyền, người miền Nam thường cầu kỳ hơn trong việc chọn quả bày biện cúng gia tiên. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, có thể thêm dứa ở dưới đế để thể hiện sự vững chãi.

Đặc biệt, mâm ngũ quả không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người dân nơi đây.

Đặc biệt, mâm ngũ quả không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người dân nơi đây.

Mâm ngũ quả dù là ở miền nào vẫn không thể thiếu trong dịp Tết để thể hiện sinh động cho nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm ngũ quả trên bàn thờ là nơi hội tụ tinh túy của đất trời, của hồn quả hương cây với ý nguyện vạn vật bình an, tốt lành trong năm mới.

Nên chọn mấy quả khi bày mâm ngũ quả?

Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên. Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng.

Với người Việt, số 5 trong mâm ngũ quả còn có ý mong muốn được “ngũ phúc lâm môn”, nghĩa là đón ngũ phúc vào nhà:

Phú quý - Giàu có, thịnh vượng

Trường thọ - Sống lâu, sống thọ

Khang ninh - An lành, khỏe mạnh, yên vui

Hảo đức - Nhân từ, lương thiện, phẩm hạnh tốt đẹp

Thiện chung - May mắn, tai qua nạn khỏi

Một số lưu ý khi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Khi trưng bày mâm ngũ quả, một số điều bạn nên lưu ý:

Không chọn những quả chín quá vì rất dễ hư hỏng, bởi trái bị hư mang đến hình ảnh điềm không may trong năm mới. 

Bạn nên chuẩn bị mua và trưng bày mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết. 

Mâm ngũ quả mang lòng thành của gia chủ dâng lên tổ tiên, nên vì vậy bạn không sử dụng trái cây giả. 

Bạn nắm đúng nguyên tắc sau đây: Quả to lớn và nặng để dưới cùng nâng đỡ các quả nhỏ mềm hơn. Các màu sắc xếp xen kẽ sao cho hài hòa, tạo thành hình tháp.  

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật không thể thiếu trên mỗi ban thờ của người Việt Nam. Tùy vào từng vùng miền, điều kiện mà mỗi gia đình có một sự lựa chọn mâm ngũ quả ngày Tết riêng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN