“Nấm linh chi trong các loại rau”, trông giống hành tỏi, rất bổ dưỡng nhưng ít ai biết
Nó không có vị cay nồng, hăng và nặng nùi như hành tỏi, giá trị dinh dưỡng lại vượt trội, nếu thấy bán bạn nên mua ngay.
Có rất nhiều loại rau quả có bề ngoài tương tự nhau nhưng lại khác biệt hoàn toàn. Đứng từ góc độ thực vật học, bởi chúng cùng một loài nên mới có hình dáng gần giống nhau. Chẳng hạn như trong chi Hành là một loại thực vật có hoa với lá dài, mọc mầm từ hành tây, tỏi, hành lá, hẹ tây, tỏi tây và nhiều loại khác.
Nổi bật trong số các chi Hành chính là kiệu. Kiệu có hình dáng tương tự như hành lá hay hẹ, dù là lá hay củ cũng gần giống nhau. Vì cùng chung họ hàng với hành tỏi nên kiệu rất giàu protein, axit amin, vitamin, khoáng chất ... nhưng hàm lượng rất khác nhau.
Ví dụ, canxi và vitamin C của kiệu cao hơn nhiều so với hành tỏi, vì thế nó còn được ví như “nấm linh chi trong các loại rau”.
Cứ 100 gam kiệu chứa 160mg canxi gấp 1,6 lần sữa, 27mg vitamin C gấp 7 lần táo và nó cũng chứa nhiều allicin có tác dụng diệt khuẩn tự nhiên rất tốt.
Giá thành của kiệu cực kỳ rẻ, nếu thường xuyên ăn kiệu có thể cải thiện cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, chống ung thư, chống oxy hóa. Nó thường được ngâm chua ngọt để ăn, là một loại thực phẩm cao cấp nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng của nó cao đến vậy.
Tại Trung Quốc, hầu như nhà nào ở nông thôn đều trồng kiệu. Tuy thuộc thuộc chi Hành nhưng nó có hương vị không quá cay nồng mà lại giòn, ăn vào rất sảng khoái. Ngoài ngâm chua, kiệu còn được dùng để xào với thịt, ăn rất ngon miệng.
Dưới đây là gợi ý 3 cách chế biến với củ kiệu:
1. Củ kiệu ngâm chua ngọt
Nguyên liệu: Củ kiệu trắng ngâm chua sẵn, gia vị (50g muối, 200g đường nâu, 20g đường phèn, 80g nước tương, 400g giấm, nước sôi để nguội).
- Cắt bỏ rễ củ kiệu, rửa sạch, để ráo.
- Chuẩn bị hũ thủy tinh có nắp đậy, tiệt trùng bằng nước sôi, lau khô. Cho tất cả gia vị vào nồi, đun sôi để nguội.
- Xếp củ kiệu vào hũ, đổ nước ngâm vào, đậy nắp kín, bảo quản nơi thoáng mát trong 10 ngày hoặc trong tủ lạnh nửa tháng là có thể ăn được.
2. Thịt ba chỉ xào kiệu
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ, kiệu, gia vị.
- Thịt ba chỉ cắt nhỏ. Củ kiệu cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng đoạn dài.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt ba chỉ vào xào chín trước, thêm kiệu vào sau.
- Cho chút muối, nước tương vào đảo đều, dọn ra đĩa.
3. Thịt gà xào kiệu
Nguyên liệu: Thịt gà, củ kiệu ngâm, ớt ngọt, gia vị.
- Vớt củ kiệu ra, cắt đôi. Ớt ngọt bỏ hạt, cắt nhỏ. Thịt gà rửa sạch, thái hạt lựu, ướp với muối, nước tương, lòng trắng trứng, bột bắp, dầu ăn.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt gà vào xào chín trên lửa vừa rồi cho củ kiệu vào xào.
- Thêm ớt ngọt, gia vị, nêm nếm cho vừa miệng rồi dọn ra đĩa.
Nguồn: [Link nguồn]
Những loại thực phẩm màu đen này vô cùng bổ dưỡng, có giá trị cao trong y học, ăn thường xuyên bạn sẽ thấy sức khỏe cải thiện đáng kể.