Mùa vải chín đỏ rực, có thèm đến mấy những người này cũng nên cân nhắc khi ăn

Vải thiều là một loại trái cây phổ biến trong mùa hè, thế nhưng, ăn như thế nào để tránh gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau không được ăn vải vô tội vạ.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Vải là loại trái cây quen thuộc trong mùa hè. Trong Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt, có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả vải chứa tới 82% là nước và 16,5% Carbohydrate. Bên cạnh đó, vải còn là loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin C, B, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, canxi…

Nhờ các thành phần giàu dinh dưỡng nên quả vải không chỉ được đánh giá là loại trái cây thơm ngon mà còn có công dụng giúp phòng ngừa nhiều bệnh.

Một số tác dụng của quả vải đối với sức khỏe

Phòng chống ung thư: Quả vải chứa chất flavonoid giúp chống lại một số bệnh ung thư. Hơn nữa, nó còn chứa flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Phòng bệnh tim mạch: Vải được các nhà khoa học xếp thứ hai trong danh mục những loại trái cây chứa nhiều polyphenol nhất. Đây là một hoạt chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Mặt khác, chất ôxy hoá trong loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm chậm lại quá trình lão hoá các tế bào mắt. Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch: Công dụng của trái vải tiếp theo mà ít ai ngờ tới là khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có trong vải là chất chống oxy hóa cực hữu hiệu, giúp đẩy lùi các gốc tự do, vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

Tốt cho mắt: Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hoá carbonhydrate, protein, và các chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, folate và riboflavin. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho đôi mắt. Ngoài ra, các vitamin này cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.

Giúp xương chắc khoẻ: Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.

Hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả: Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.

Giảm nếp nhăn và tàn nhang: Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống ôxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.

Giúp giảm cân: Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân.

Giúp cho mái tóc khoẻ mạnh: Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.

Giúp chống lão hoá: Vải có hàm lượng cao vitamin C chống ôxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da.

Những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều vải

Người bị tiểu đường

Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.

Người nhiều nổi mụn nhọt

Không ít người khi ăn quá nhiều vải đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, nhọt do hàm lượng đường trong quả vải rất cao.

Người hay váng đầu, buồn nôn

Ăn nhiều vải, lượng đường glucoza tăng đột biến, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu chứng "say vải". Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng…

Người thừa cân, béo phì

Trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% - đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái.

Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.

Người nhiệt miệng

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có nhiều đường. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện

Thai phụ

Vải là loại quả ngọt, tuy nhiên, không nên vì thế mà thai phụ ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho thai phụ, nhất là những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường.

Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Lưu ý khi ăn vải:

Không nên ăn quá nhiều vải một lúc: Theo lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội, không nên ăn quá 10 quả vải/lần, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn; trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ bị nhiệt, tốt nhất chỉ nên ăn 4-5 quả/lần.

Không nên ăn vải khi đói: Nhiều người có suy nghĩ vải ngọt, nhiều đường, lúc đói nên ăn để bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên, theo BS Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn. Tốt nhất chỉ ăn vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Trong trường hợp ăn quá nhiều vải dẫn đến tình trạng "say vải", nên uống 1 cốc nước đường để giúp cải thiện tình hình.

Cách ăn vải để tránh ngộ độc

Uống nước muối trước khi ăn

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu bạn ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường đi vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây nên triệu chứng "say vải".

Khi gặp triệu chứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Người dùng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh hay ăn 20-30 g thịt nạc hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải. Việc làm như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Ngoài ra ăn vải sau khi ăn cơm cũng giúp tránh bị nóng vì lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn.

Ăn cả lớp màng trắng Chúng ta có thể ăn cả lớp màng trắng của vải (là lớp màng bọc quanh phần thịt quả vải) sẽ không bị sinh hỏa. Mặc dù lớp màng trắng này có hơi chát nhưng khi ăn đến thịt của quả vải sẽ cảm thấy càng ngọt hơn. Cũng có thể ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Cách bảo quản vải:

Sau khi mua vải, nếu không ăn hết, cần rửa sạch chất bẩn bám trên lớp vỏ cũng như loại bỏ những quả vải bị hư hỏng, chảy nước để bảo quản được lâu hơn.

Có thể cho phần vải đã rửa sạch vào một túi nilon rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần mỗi ngày nhưng không nên bảo quản quá lâu sẽ làm vải bị hư hỏng, mất dinh dưỡng.

Mướp đắng có thể là ‘thần dược’ chữa nhiều bệnh, nhưng lại ‘đại kỵ’ với một số người

Mướp đắng không chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mà còn có nhiều đặc tính dược lý như thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát,...Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN