Mùa trám về làm 2 món ăn ngon từ trám trắng, đảm bảo đưa cơm đến 'thủng nồi trôi rế'

Sự kiện: Món ngon mỗi ngày
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mùa trám về nhiều bà nội tướng tranh thủ mua quả trám trắng tươi xanh đang mùa vừa ăn, vừa làm thức ăn dự trữ. Dù là trám trắng hay trám đen đều rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, dễ chế biến cùng các thực phẩm khác thành món ngon dễ ăn.

Vài nét về quả trám trắng, trám đen

Có 2 loại là trám trắng (trám xanh, thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi), trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi, chủ yếu ở trung du và miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tây Ninh, An Giang… thu hoạch quả từ tháng 8 – 10 hàng năm.

Trám đen để ăn và lấy nhựa, thu hoạch sau trám trắng 1 tháng.

Trám trắng dễ mua hơn trám đen, được kết hợp với nhiều thực phẩm làm thành món ăn ngon, còn được xem là vị thuốc tự nhiên có thể hỗ trợ một số chứng bệnh thông thường. 

Theo Đông y, quả trám có vị ngọt chua, tính bình, vào kinh phế vị. Công dụng là thanh nhiệt sinh tân, giải độc, có tính chống viêm, kháng khuẩn dùng cho các chứng đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước, ngộ độc cua cá, giải độc rượu. Quả chín có tác dụng an thần, chữa động kinh...

Phần được sử dụng nhiều nhất của quả trám là cùi trám - thường nấu các món ăn hoặc làm vị thuốc chữa bệnh. Các tài liệu Đông y hay y học hiện đại đều không tìm thấy độc tố trong quả trám. Vì vậy, có thể yên tâm sử dụng quả trám với các mục đích làm thực phẩm hay chữa bệnh.

Vị trám trắng hơi chua lẫn một ít vị chát nên thường được dùng làm món ăn, trám ngâm đường, làm mứt hay ô mai.

Trám trắng dễ kết hợp với nhiều thực phẩm làm thành món ăn ngon, còn được xem là vị thuốc tự nhiên hỗ trợ một số chứng bệnh thông thường. Ảnh internet.

Trám trắng dễ kết hợp với nhiều thực phẩm làm thành món ăn ngon, còn được xem là vị thuốc tự nhiên hỗ trợ một số chứng bệnh thông thường. Ảnh internet.

Dù quả trám không có độc nhưng cũng không nên ăn quá nhiều trong một thời gian dài. Với món thịt cá kho trám ngon miệng, nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên để tránh những phản ứng bất lợi cho cơ thể (như có thể làm giảm tiêu thụ các thực phẩm khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng, có thể dẫn tới tác dụng phụ buồn nôn, nhức đầu với một số người có cơ địa quá mẫn với thành phần nào đó trong quả trám).

Quả trám cần chế biến đúng cách thì mới phát huy tốt nhất giá trị dinh dưỡng và các công dụng của nó.

Trám trắng ngâm đường và muối đổ vào hũ, ăn dần. Ảnh internet.

Trám trắng ngâm đường và muối đổ vào hũ, ăn dần. Ảnh internet.

Dưới đây là một số món ngon chế biến từ trám trắng dễ làm:

Trám trắng ngâm đường muối

Nguyên liệu

1,5kg trám trắng

0,5kg đường và 1 ít muối.

Cách sơ chế trám trắng

Quả trám trắng sơ chế xong, nếu ngâm đường thì khía làm 4, lưu ý không khía nhiều quá để tránh làm nát quả.

Ngâm trám trắng với nước muối mặn 4 tiếng mới bóp nhẹ quả cho ra hết chát rồi xả sạch.

Cho đường và một ít muối và nước vào chảo, sau đó đun sôi hỗn hợp.

Cho trám trắng vào đun lửa nhỏ khoảng 5 phút là được. Món này để nguội cho vào hũ ăn dần. 

Nguyên liệu làm trám trắng ngâm tỏi ớt. Ảnh internet.

Nguyên liệu làm trám trắng ngâm tỏi ớt. Ảnh internet.

Trám trắng ngâm mắm tỏi ớt

Nguyên liệu

1,5kg trám tươi

Tỏi, ớt tươi

500ml nước mắm ngon, nước lọc vừa đủ

Sơ chế trám trắng

Trám đen hay trám trắng ngâm mắm đều được. Trám đen ngâm sẽ thơm bùi hơn so với trám trắng, vì vậy cũng khó mua hơn.

Trám xanh tươi sơ chế sạch (bí quyết để món trám trắng ngâm mắm tỏi ngon là phải chọn được trám xanh tươi). Nên chọn quả trám bánh tẻ, không quá non hay quá già (quả dáng tròn, đuôi quả không nhọn) thì vỏ mỏng, nhiều thịt, màu xanh nhạt, ăn giòn ngon, không bị đắng.

Nếu mua được trám đã sơ chế rồi thì càng tốt. Nếu chỉ mua được quả trám tươi thì cần rửa sạch, luộc 15-20 phút. Khi trám chín dùng dao bổ đôi tách hạt dễ dàng rồi rửa lại với nước ấm, để ráo.

Trám trắng ngâm mắm ăn cực kỳ ngon cơm. Ảnh internet.

Trám trắng ngâm mắm ăn cực kỳ ngon cơm. Ảnh internet.

Cách làm trám ngâm nước mắm

Cho 1 phần nước mắm và 2 phần nước lọc vào nồi, đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Tiếp đó vừa đun, vừa hớt bọt cho nước trong. Việc này giúp bảo quản trám lâu hơn. Đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp để nguội.

Bóc tỏi và ớt (độ cay tùy khẩu vị mỗi nhà), có thể để nguyên, hoặc cắt lát đều được.

Lấy hũ sạch, cho trám vào hũ rồi cứ 1 lớp trám rải 1 lớp tỏi ớt cho đến khi đầy hũ.

Chuẩn bị hũ sạch, tráng nước nóng, lau khô, và phơi nắng cho khô hẳn. Tiếp đó rải trám xuống dưới đáy lọ, cứ 1 lớp trám, lại rắc lớp tỏi, ớt mỏng xen kẽ… cho đến hết.

Đổ nước mắm ngâm đã nguội vào hũ trám. Vì trám và tỏi ớt sẽ bị nổi lên nên sau khi đổ nước mắm ngâm vào, vì vậy, cần đặt cái đĩa vào hũ trám, rồi đặt túi nước, hoặc vật nặng đè cho trám chìm trong nước ngâm (như thế trám sẽ không bị mốc, hỏng).

Đậy chặt nắp hũ trám ngâm, cất nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 1 tuần là có thể lấy ra ăn.

Trám ngâm mắm rất ngon miệng, ăn với cơm nóng, các món kho… đều "thủng nồi trôi rế". Vị chua chua, mặn mặn giòn giòn rất ngon miệng, đưa cơm, giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe.

Mùa trám đang về, nếu có thể hãy làm hũ trám ngâm mắm tỏi để ăn dần trong mùa mưa bão. Có thể chia trám ngâm thành nhiều hũ nhỏ, bảo quản ở nơi thoáng mát, hoặc tủ lạnh có thể làm thức ăn dự trữ quanh năm.

Một số món ăn vị thuốc từ trám trắng

Trám trắng dùng đúng cách giúp giảm một số bệnh như viêm phế quản, khàn giọng, ho khan ít đờm (dùng trám trắng nấu cùng mật ong, hoặc phơi khô quả trám, hãm thành trà uống hằng ngày), trị kiết lị, nứt nẻ gót chân, đau răng, sâu răng… Quả chín có tác dụng an thần và chữa động kinh.

Cháo trám vừng

Vừng đen 30g, trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, mật ong nguyên chất 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm.

Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong nguyên chất, khuấy đều.

Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng mỗi đợt 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau sưng họng.

Siro trám củ cải

Trám 20g, củ cải 500g, rau mùi 30g.

Củ cải thái lát thêm nước nấu với trám, sau thêm rau mùi, đường trắng (hoặc chút muối, khuấy đều, gạn lấy nước cho uống, Ngày sắc 1 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sởi, thủy đậu thời kỳ nổi ban, sốt phát ban....

Nguồn: [Link nguồn]

Sake là loại quả có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đồng thời có thể chế biến thành không ít món ngon, hấp dẫn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Món ngon mỗi ngày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN