Mua thịt chân giò về đừng luộc nữa, chế biến theo cách này đảm bảo ngày nào cũng thèm ăn, vì ngon "quên sầu"

Xưa nay các bà nội trợ vẫn quen mua thịt chân giò về luộc, nhưng cách chế biến từ thịt chân giò dưới đây, - vốn là đặc sản ăn một lần không thể quên của Ninh Bình, sẽ khiến thịt chân giò trở thành một món ăn mãi không chán.

Từ nhu cầu thưởng thức ẩm thực dịp cuối tuần, hoặc đãi khách bà nội trợ nào cũng muốn trổ tài món độc, lạ. Và món chạo chân giò đúng điệu đặc sản Ninh Bình cách làm rất đơn giản, nhưng hội tụ đầy đủ 5 vị cay, đắng, ngọt, bùi, chua chát thành món ngon "quên sầu", là ẩm thực hấp dẫn và nhiều người muốn thưởng thức.

Đặc sản chạo chân giò làm đơn giản. Ảnh minh họa.

Đặc sản chạo chân giò làm đơn giản. Ảnh minh họa.

Nếu chưa có cơ hội đến với vùng đất Ninh Bình thì hãy học cách làm đặc sản chạo chân giò Ninh Bình theo công thức sau:

Nguyên liệu

- Thịt chân giò: 600g

- Riềng: 160g

- Mè: 30g

- Sả: 6 tép

- Khế chua: 6 quả

- Lá chanh, lá đinh lăng, lá sung, rau thơm gia vị, bắp chuối...

- Tỏi, chanh, ớt, gia vị

Cách làm

Chân giò lợn đem thui vàng, tốt nhất là thui bằng rơm, nếu không có rơm thì bây giờ người ta hay thui bằng đèn khò, củi khô… xong rửa sạch lại, cạo hết những chỗ đen do thui quá tay.

Riềng sơ chế, cắt nhỏ rổi giã nát.

Khế rửa sạch, gọt cạnh, xắt lát mỏng.

Mè rang vàng thơm, để nguội.

Lá đinh lăng, lá sung, rau thơm sơ chế, rửa sạch, ngâm nước muối một lúc rồi vớt ra, vẩy nước, để ráo.

Lá chanh thái sợi nhỏ. Ớt xắt nhỏ, bằm nhuyễn. Bắp chuối cắt nhuyễn.

Đặc sản chạo chân giò ăn với nước mắm cay, hoặc tương Bần đều ngon miệng. Ảnh minh họa.

Đặc sản chạo chân giò ăn với nước mắm cay, hoặc tương Bần đều ngon miệng. Ảnh minh họa.

- Bắc chảo lên bếp, cho thịt chân giò đã sơ chế sạch vào áp chảo cùng vài lát riềng, sả lót ở phía dưới (áp chảo giúp cho lớp vỏ chân giò có màu sắc đẹp, có mùi thơm kích thích). Khoảng 15 – 20 phút thì thịt ngả màu vàng sậm, thơm nức mùi riềng, sả thì bắc xuống.

Gắp thịt ra để nguội rồi cắt lát mỏng, bỏ vào âu.

Đổ tiếp khế chua xắt lát mỏng (hoặc xoài xanh nạo sợi) vào bóp chung để thịt thấm vị chua từ khế.

Cho riềng đã giã, ớt đã chuẩn bị vào âu thịt, nêm nếm vừa ăn.

Cuối cùng rắc vừng rang (mè rang), ít sả, lá chanh đã xắt vào trộn đều, rồi bày vào đĩa để cả nhà thưởng thức.

Món này ăn với các loại rau thơm, lá sung, lá đinh lăng, rau thơm, bắp chuối/ chuối xanh.

Nước chấm dùng chén nước mắm chua cay để cảm nhận hương vị tuyệt vời từ món chạo chân giò.

Hoặc tương Bần với lá sung cũng tạo hương vị riêng cho món ăn.

Nếu có thêm chai rượu Kim Sơn thì rất hợp. Những người không uống rượu thì nhâm nhi cũng rất ngon miệng. Món chạo chân giò kết hợp 5 vị cay, đắng, ngọt, bùi, chua chát. Hương thơm từ sả, riềng phối hợp cùng vị ngọt của thịt, cay của ớt, chua của khế, đắng của lá chanh, bùi của mè (vừng) khiến ai ăn một lần cũng không thể quên được.

Đĩa chạo chân giò ngon có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn với mùi thơm nức ai ngửi cũng muốn ăn ngay. Đưa miếng chạo mềm vào miệng thơm nức mùi lá chanh, sả, riềng, vị chua của khế/xoài, vị bùi của các loại rau gia vị tạo thành một thứ hương vị đậm đà khó tả, ăn nhiều, ăn no mà không thấy ngấy, lại dễ tiêu.

Nhiều gia đình sẽ làm đặc sản ngon miệng chạo chân giò này, bởi cách làm đơn giản, dễ ăn, nguyên liệu dễ kiếm, chỉ cần có chút khéo léo nêm nếm gia vị là thành công.

Hầm hay om chân giò heo không thể thiếu 5 loại gia vị này, thịt sẽ thơm mềm và không có mùi tanh

Để món chân giò thơm ngon, không có mùi tanh đặc trưng của thịt, nhất định bạn cần cho thêm một số loại gia vị có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Món ngon từ thịt lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN