Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe

Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Không thể phủ nhận rằng, nước xương có nhiều dưỡng chất. Việc hầm xương lấy nước làm cho bát bún, tô phở có nước dùng ngọt, thơm để tăng thêm vị giác... đây là bước không thể thiếu trong một số món ăn. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xương động vật chứa một lượng lớn các chất khoáng cũng như 17 axit amin khác nhau, collagen và gelatin. Mặc dù ở mỗi loại xương khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, thời gian nấu và cách nấu khác nhau nhưng đều chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, khi ninh xương, nhìn màu trắng đục của nước tưởng rất nhiều canxi nhưng thực chất, hàm lượng canxi trong đó rất ít (2-4mg/100ml, trong khi canxi của sữa là 100-150mg/100ml). Và màu trắng đục đó chính là chất béo và purine.

Vì vậy, việc ăn quá nhiều canh xương dung nạp quá nhiều chất béo dễ gây ra béo phì, thời gian dài ăn canh xương có nhiều purine có thể dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao, vv... Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Ngoài ra, canh xương cũng rất ít đạm và nếu có sẽ nằm chủ yếu ở phần thịt của xương vì vậy chỉ ăn canh xương sẽ không bổ sung đủ lượng đạm cơ thể cần.

Giúp tăng cường miễn dịch

Nước hầm xương được khuyến nghị nhằm tăng cường sức khỏe ruột và củng cố chức năng hệ miễn dịch. Các a xít amin như proline, glutamine và arginine giúp điều chỉnh khe thành ruột, tăng cường tính nguyên vẹn ruột và củng cố khả năng miễn dịch ở người và động vật.

Nước hầm xương cũng hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường năng lượng và giúp duy trì một tâm trạng tốt.

Giảm đau khớp

Glucosamine và chondroitin là hai hợp chất được tìm thấy trong nước hầm xương. Những chất này giúp tăng cường sức khỏe khớp và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Protein trong xương, tủy xương, da, sụn, dây chằng và gân đặc biệt tốt cho sức khỏe. Gelatin là một trong dưỡng chất chính có trong nước hầm xương, giúp cho xương chắc khỏe hơn và tăng cường mật độ xương.

Tốt cho da, tóc, móng

Elastin và các hợp chất khác trong da được hình thành nhờ sự hiện diện của collagen. Collagen hoạt động hiệu quả trong việc thúc đẩy sự săn chắc và vẻ ngoài của da.

Cùng với gelatin, một chất khác cũng được tìm thấy trong nước hầm xương, collagen còn hỗ trợ tăng trưởng tóc và giúp cho móng chắc khỏe.

Tốt cho đường ruột

Nước hầm xương hỗ trợ sự tăng trưởng của các probiotic (vi khuẩn tốt) trong ruột và ngăn ngừa tình trạng viêm. Không giống như nhiều loại thực phẩm khác, nước hầm xương có thể phân hủy nhanh và đó là lý do vì sao nó được tiêu hóa nhanh.

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe - 2

Ăn canh xương như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?

Nước canh xương có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với người khỏe mạnh, bạn chỉ nên ăn khoảng 200-350ml nước hầm xương, khoảng 2-3 lần/tuần là đủ để có được đầy đủ.

Với những người mắc bệnh mãn tính, nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cũng như việc sử dụng nước canh xương sao cho phù hợp với thể trạng của cơ thể mình.

Lưu ý, trong quá trình hầm nước xương, bạn không nên cho quá nhiều muối có thể sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Bỏ cả tiếng hầm xương nhưng nước dùng đục, không thơm chỉ vì sai lầm khi cho thứ này

Đừng để công sức bạn bỏ ra hầm xương cả tiếng nhưng phải đổ đi vì sai lầm này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN