Mùa hè ăn canh cua tốt nhưng cần tránh 5 sai lầm này kẻo rước họa vào thân

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, người mới ốm dậy... không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Canh cua đồng là món ăn xuất hiện thường xuyên ở các bữa cơm của gia đình Việt trong những ngày hè nắng nóng. 

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... Ngoài ra, cua đồng còn chứa một lượng lớn vitamin như B1, B2, PP... muối khoáng, sắt và đặc biệt là hàm lượng canxi rất cao.

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5 sai lầm cần tránh khi ăn cua 

Không ăn cua sống

Nhiều địa phương có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.

Không ăn cua chưa làm sạch

Môi trường sống chủ yếu của cua đồng là các ao hồ, thùng vũng, đồng ruộng... nên trong mình cua có chứa rất nhiều bùn đất, các vật ký sinh như giun sán, vắt và ấu trùng. Nếu cua không được làm sạch, các loại ký sinh trùng vẫn còn bám trên mình cua, lúc chế biến lại chưa nấu kỹ nên khi ăn vô hình trung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh, nguy hiểm đến sức khỏe.

Không ăn cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.

Không ăn cua để lâu

Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu…

Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Cần bỏ mang và dạ dày cua khi chế biến

Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong mang và dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại.

Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

5 nhóm người không nên ăn cua đồng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng.

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

Người bị bệnh gout

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

Người bị cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn canh cua bao nhiêu là đủ?

Canh cua ăn cùng cà muối là món ăn thông dụng và phổ biến của người Việt có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn cua bổ sung lượng canxi và chất đạm tốt cho sức khỏe.

Mặc dù là món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng nhưng cũng chỉ ăn 3-4 bữa/tuần. Ngoài ra nên sử dụng các món ăn khác để bữa ăn thêm đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để bát canh cua được ngon hơn, tốt nhất bạn nên tự tay chế biến. Nên chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.

Cách chế biến cua để không bị thâm đen?

Cua xay xong nếu không bảo quản tốt sẽ có màu thâm đen. Ảnh minh họa

Cua xay xong nếu không bảo quản tốt sẽ có màu thâm đen. Ảnh minh họa

Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Cua bảo quản như vậy có thể dùng trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi.

Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen. Nếu không cấp đông cua nhanh, nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng từ từ làm thay đổi hình thái của cua, gây ra hiện tượng chèn ép dẫn đến phá vỡ cấu trúc tế bào.

Nên làm lạnh đột ngột ngay sau khi giã cua. Tất cả nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào, từ đó chất lượng của cua ít bị thay đổi hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nấu canh cua theo cách này gạch đóng thành tảng, ngọt thơm, không tanh

Canh cua dân dã, quen thuộc nhưng nấu làm sao để gạch cua đóng thành tảng, mịn bông không lợn cợn cặn cua thì không phải ai cũng làm được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN