Món ngon từ rau dại (2): Loại lá bỏ đi thành đặc sản giàu vitamin, chế biến nhiều món lạ miệng

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Lá sắn từng bỏ đi nhưng dần lại thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Không chỉ nấu canh, loại lá dại này còn được mọi người chế biến thành nhiều món lạ miệng, hấp dẫn.

Lá sắn trước đây ít người ăn mà mọi người trồng sắn chủ yếu biết đến lấy củ. Món sắn được làm từ sắn thường chọn những loại lá sắn non, nhưng phải là sắn ta. Ngoài vẫn được mọi người dùng nấu canh, lá sắn còn được dùng làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn lạ miệng và hấp dẫn.

Một số món ăn ngon miệng từ lá sắn

* Nộm lá sắn

Nguyên liệu gồm: lá sắn, cà dại, lạc rang hoặc vừng. Các gia vị sả, tỏi, ớt, giềng, muối mắm…

Chế biến:

Bước 1: Lấy rau sắn tước lấy ngọn cho vào luộc khoảng 10 phút. Loại cà dại cũng mang ra luộc khoảng 7 phút.

Bước 2: Sả, ớt, tỏi, riềng… đập dập và thái nhỏ, lạc giang giã nhỏ.

Bước 3: Rau sắn sau khi luộc xong để nguội, vắt hết nước rồi dùng kéo cắt thành các khúc vừa miếng. Cà dại sau khi luộc, để nguội cũng giã vỡ ra. Cuối cùng cho tất cả vào trộn đều, nêm gia vị vừa đủ là thưởng thức được.

Món ngon từ rau dại (2): Loại lá bỏ đi thành đặc sản giàu vitamin, chế biến nhiều món lạ miệng - 1

* Rau lá sắn kho cá

Nguyên liệu gồm 1kg ngọn sắn, cá, củ hành, 50gr tóp mỡ và các gia vị khác như dầu ăn, muối, mì chính…

Chế biến:

Bước 1: Rửa sạch, ngắt bỏ những đoạn già, ngâm chút muối khoảng 10'. Chuẩn bị nước để muối rau sắn: 2 lít nước, thêm 4 muỗng cafe muối. Cho rau đã rửa sạch vào nước muối, đậy kín, chờ 3 -4 ngày để lên men chua.

Bước 2: Cá rửa sạch, cắt khúc sao phù hợp rồi ướp gia vị muối mắm, dầu ăn, mì chính.

Bước 3: Vớt rau sắn đã muối chua vắt hết nước. Sau đó xếp một lớp rau, một lớp cá rồi lại 1 lớp rau. Để cho thơm, mọi người nên phi hành củ rồi cho vào.

Bước 4: Cho nước ngâm san san mặt rau, cho 2 muỗng canh dầu ăn, tóp mỡ lên trên mặt và kho trong 2h với lửa riu riu cho tới khi khô.

Món ngon từ rau dại (2): Loại lá bỏ đi thành đặc sản giàu vitamin, chế biến nhiều món lạ miệng - 2

* Rau lá sắn xào thịt ba chỉ

Nguyên liệu: 1 bát rau sắn muối chua, 500gr thịt lợn 3 chỉ hoặc chọn vai; Tỏi, bột canh, hạt nêm, dầu hào, mì chính, tiêu, đường.

Chế biến:

Bước 1: Lá sắn muối chua rửa sạch bằng nước cho hết chua rồi vắt sạch nước. Thịt lợn luộc qua với 1 chút muối rồi thái nhỏ; cho mỡ vào rán vừa lấy phần tóp mỡ. Nên rán vừa phải để tóp mỡ không bị cháy khét.

Bước 2: Cho chút mỡ đun nóng, đập dập băm nhỏ 1 củ tỏi, phi thơm rồi cho lá sắn vào xào, thêm gia vị bột canh, dầu hào, thìa đường, mì chính để thêm đậm đà. Rau sắn càng đun kỹ, càng nhừ càng ngon.

Bước 3: Khi rau sắn đã gần săn, cho tóp mỡ vào đảo đều cho ngấm gia vị là hoàn thành.

Món ngon từ rau dại (2): Loại lá bỏ đi thành đặc sản giàu vitamin, chế biến nhiều món lạ miệng - 3

* Rau lá sắn xào tỏi

Bước 1: Rau sắn sau khi nhặt, rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi chần khoảng 3 phút rồi vớt ra, cho vào thau nước lạnh. Nước cần đun thật sôi hãy cho vào chần để tránh lá bị vàng, dễ nhũn nát.

Bước 2: Sau khi lá sắn đã chần, cho thêm muối vào vò, rửa lại như khi làm dưa. Tiếp đó cho dầu mỡ vào chảo, đun nóng rồi cho lá sắn đã trộn gia vị vào đảo. Đảo liên tục cho tới khi rau xoăn tít, lá sắn chuyển sang màu nâu nhạt và khô là được.

Bước 3: Đập dập tỏi cho vào trộn đều là được.

Món rau sắn xào tỏi ăn khá hấp dẫn với vị chua chua, thơm của tỏi cùng rau. Vị của món ăn này ngon chẳng kém các loại rau xào tỏi khác như su su, rau lang, rau muống… mà hương vị lạ miệng. Bạn thử ăn một lần sẽ khó thể quên.

* Rau lá sắn muối chua

Dùng tay vò thật kỹ rổ rau cho ra hết nhựa, nếu không sẽ bị đắng, sau đó rửa nhiều lần tới khi nào nước không còn đục. Để rau ráo nước rồi cho vào chum muối như dưa muối khoảng 4-5 ngày chua là ăn được. Lá sắn muối chua rất đặc biệt vì có mùi ngai ngái, nồng nồng kèm với vị chua chua, bùi bùi ăn rất ngon miệng.

Món ngon từ rau dại (2): Loại lá bỏ đi thành đặc sản giàu vitamin, chế biến nhiều món lạ miệng - 4

Cách chế biến để không bị say

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, mặc dù rau sắn được chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng. Thế nhưng, để không bị say và có thể bị ngộ độc việc ăn cũng cần đúng cách. Bởi trong rau sắn có chứa một độc tố thuộc loại glucosid. Độc tố này khi gặp axit hoặc nước sẽ bị thủy phân, giải phóng ra loại axit cyanhydric gây hại. Tùy theo số lượng ăn mà triệu chứng ngộ độc có thể xảy nặng hoặc nhẹ.

Bởi vậy chuyên gia khuyến cáo, khi dùng rau sắn làm thực phẩm cần chú ý không ăn sống. Rau sau khi được nhặt, rửa sạch thì cho ít muối vào vò thật kĩ, cho vào hũ để muối. Nên chế biến thật kỹ trên nhiệt độ cao dù đã được muối chua.

Ngoài ra, với những trường hợp người có vấn đề về hệ tiêu hóa, thai phụ, người già… lưu ý không nên ăn vì có thể làm mất sữa và gây tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

Món ngon từ rau dại (1): Loại rau ví như ‘cỏ trường thọ’ có nhiều vào mùa mưa, chế biến được nhiều món ăn rất ngon và bổ

Loại rau này bạn có thể tự kiếm ngoài ruộng hoặc mua ở chợ với giá rẻ. Vào mùa mưa rau nhiều hơn và được coi là “cỏ trường thọ” dùng chế biến nhiều món ăn ngon, lạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN