Món ăn từ thịt ếch bổ thận tráng dương, chữa tiểu đường cực tốt
Không chỉ nhiều dinh dưỡng, thịt ếch còn là bài thuốc rất tốt cho những người suy nhược cơ thể, trẻ em kém ăn, suy dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường do gan thận âm hư, bổ thận, tráng dương...
Ếch chứa các protein, lipid, carbohydrate, creatine, triphosphoric, acid phosphatidic, các sinh tố A, B1, B2, C, B12, P và các chất khoáng Ca, P, Fe, K, Na, Cu, Mg... Theo Đông y, ếch đồng vị ngọt, tính mát; vào bàng quang và vị.
Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng bổ hư thanh nhiệt. Dùng thích hợp cho người bị cổ trướng phù nề, kiết lỵ, nấc cục, mụn nhọt... Có thể ăn mỗi ngày dưới dạng hầm, chiên.
Sau đây là một số món ăn thuốc trị bệnh có ếch:
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường do gan thận âm hư: Thịt ếch 100g, bí đỏ 200g, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng. Đun nóng dầu chảo phi thơm tỏi, cho bí đỏ và thịt ếch vào, thêm nước xâm xấp, hầm lửa nhỏ trong 30 phút, cho thêm gia vị là có thể dùng. Dùng trong bữa ăn. Tuần ăn 2 - 3 lần. Công dụng: Ích khí dưỡng âm, giải khát, giảm lượng đường máu.
Bổ thận, tráng dương: Thịt ếch, nấm rơm, thịt chim sẻ, mỗi thứ lượng bằng nhau. Cho vào xào cùng ăn với cơm. Có thể ăn thường xuyên.
Lợi tiểu chống phù nề: Ếch 1 con làm sạch bỏ ruột, thêm gia vị đường trắng hầm nhừ. Ngày ăn 1 lần. Dùng 1 đợt có tác dụng lợi niệu chống phù nề.
Ếch có tác dụng lợi thủy tiêu thũng bổ hư thanh nhiệt. Dùng thích hợp cho người bị cổ trướng phù nề, kiết lỵ, nấc cục, mụn nhọt... Có thể ăn mỗi ngày dưới dạng hầm, chiên. Ảnh minh hoạ: Internet
Tốt cho bệnh nhân lao phổi, lao xương: Ếch hầm bách bộ rượu trắng đường đỏ: ếch 1 con, bách bộ 30g, đường đỏ 50g, rượu trắng 50ml, thêm gia vị hầm chín. Ngày ăn 1 lần.
Ếch hầm đẳng sâm, bạch truật: ếch 2 con, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g. Ếch làm sạch bỏ ruột, thêm gia vị nấu súp. Dùng rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đặc biệt sau khi bị bệnh dài ngày.
Bồi bổ khi yếu mệt, mới ốm dậy: Thịt ếch 100g, làm sạch, chặt nhỏ, đem xào với hành tây. Hoặc: Thịt ếch 100g, ướp với xì dầu, đường, gừng đem hấp cơm cho chín (khi cơm sắp cạn nước). Ăn nóng trong bữa cơm, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt ở trẻ trong mùa hè: Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g. Nấu cháo ếch xong cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi. Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị. Cho trẻ ăn vào bữa sáng.
Chữa suy nhược ở trẻ em, đầy bụng, ăn không tiêu: Thịt ếch 100g, gạo tẻ 100g. Thịt ếch làm thịt, rửa sạch, chặt thành miếng, ướp gia vị, cho vào nồi đun chín. Cho gạo đã vo sạch vào cùng ninh nhừ thành cháo, thêm hành, gia vị, ăn nóng, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Bổ thận khí, chữa đi tiểu nhiều ban đêm: Ếch một con khoảng 100g, tang phiêu tiêu 9g, ba kích 9g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ tử 15g. Ếch làm sạch bỏ đầu, bàn chân, da, phủ tạng, chặt miếng nhỏ cho vào nồi hầm với các vị thuốc, hầm nhừ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Người có thấp nhiệt ở bàng quang không nên ăn món này.
Ếch hầm đậu nành: ếch 1 con, đậu nành 100g. Ếch làm sạch bỏ ruột, cùng đem hầm chín, cho muối gia vị thích hợp. Dùng cho người tỳ thận hư, bế kinh.
Ếch hầm đan sâm: ếch 1 con, đan sâm 15g. Ếch làm sạch, đặt đan sâm trong bụng ếch buộc lại, thêm ít nước cho hầm cách thủy chín nhừ, thêm gia vị ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người xơ gan cổ trướng có ứ huyết xuất huyết.
Lưu ý: Các món ếch nấu măng, ếch chiên bơ, ếch sốt chua ngọt với các gia vị có thể dùng cho người bị suy nhược, phù nề nhưng người có bệnh huyết áp, tim mạch, viêm thận thì phải hạn chế muối và các loại tiêu ớt. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên ăn thịt ếch. Không ăn quá nhiều gây thấp nhiệt, người có trạng thái tỳ vị hư hàn nên hạn chế. |
Xin mạo muội mách nước cho các phu nhân một trong những món ăn có hiệu quả rất đáng ca tụng có tên gọi là canh ngẩu pín...