Món ăn kỳ lạ nhất ở Myanmar, nhìn thì chê ăn xong thì nghiện
Món ăn kỳ lạ này rất độc đáo, tốt cho sức khỏe nhưng hình thức bên ngoài của nó có thể khiến bạn dè chừng không muốn nếm thử.
Lahpet thoke là tên gọi của món salad lá trà lên men nổi tiếng của Myanmar. Món ăn kỳ lạ này luôn nằm trong danh sách các món nên được thưởng thức một lần khi tới Myanmar.
Đối với người Myanmar, trong các loại trái cây xoài là ngon nhất, trong các loại thịt thì thịt heo là ngon nhất và trong tất cả các loại lá lahpet là tốt nhất.
Lahpet là lá trà được lên men, có lịch sử rất lâu đời ở Myanmar.
Vào thời cổ đại, lá trà lên men được xem như một biểu tượng hòa bình hoặc được một lễ vật hòa bình giữa các vương quốc đang có chiến tranh. Hiện nay, 1 khay lahpet là biểu tượng cho lòng hiếu khách khi có khách tới chơi nhà.
Có 2 cách truyền thống để ăn lahpet: lahpet thoke và ahlu lahpet.
Trong một món lahpet thoke điển hình (hoặc gọi là salad lá trà lên men), nguyên liệu kèm theo thường là đậu Hà Lan, tỏi chiên, đậu phộng rang, tôm khô, ớt, cà chua, bắp cải… Sau đó, tuỳ theo sở thích mà có thể thêm nước cốt chanh hoặc nước mắm.
Khi được phục vụ như một món ăn nhẹ, lá trà ngâm được gọi là ahlu laphet, tất cả các thành phần được để riêng trong khay. Món này thường được phục vụ tại các buổi lễ như đính hôn, đám cưới và lễ tang.
Lahpet quan trọng đối với nền văn hóa của người Myanmar, đến nỗi khi thu hoạch lá trà, phần ngon nhất thường để dành để lên men và ăn, phần còn lại được sấy khô để làm thành trà, đồ uống.
Những lá trà mới thu hoạch được hấp trong thời gian ngắn, sau đó cho vào thùng tre, đặt trong hố, ép chặt bằng vật nặng bên trên, lên men từ 3 đến 4 tháng. Hương vị ban đầu của lá chè rất đắng nhưng sau đó giảm dần trong quá trình lên men.
Ẩm thực của Myanmar về cơ bản có 6 vị: Chua, đắng, mặn, chát, ngọt, cay. Và vị chát thường được đại diện bởi lá trà.
Trên khắp thế giới, lá trà được tiêu thụ ở 3 dạng khác nhau: trà xanh, trà đen và trà ô long. Lượng tiêu thụ Camellia sinensis (cây chè) trên thế giới dưới dạng trà xanh chiếm khoảng 20% và 80% còn lại được tiêu thụ dưới dạng trà đen và trà ô long.
Lá trà được mệnh danh là “vua của các loại lá” vì những lợi ích cho sức khỏe của nó, chủ yếu đến từ các hợp chất polyphenol, bao gồm flavanol, flavandiol, flavonoid và axit phenolic.
Chất caffein cũng được tìm thấy trong lahpet, nó có tác dụng xua tan mệt mỏi, mang lại sự tỉnh táo, những học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi, người hay thức khuya thường rất ưa chuộng món này. Một số người ăn lahpet cùng với cơm trắng.
Trên thực tế, ở các tỉnh phía bắc Thái Lan như Chiang Mai, Chiang Rai và Mae Hong Son, lahpet thoke thường được bán tại các nhà hàng nơi phục vụ các món ăn dân tộc Shan. Ở Thái Lan, nó được gọi là yam miang.
Để lá trà lên men trong khoảng 4 ngày, nhưng 3 ngày là đủ ở vùng khí hậu ấm hơn. Vị bùi và ngậy của món salad lá trà rất độc đáo này là duy nhất. Món salad lá trà hoặc lahpet thoke thu được không giống bất kỳ món salad nào khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Hình dáng của loại củ này rất kỳ lạ nhưng nó được các chuyên gia đánh giá rất cao.