Mỡ lợn có thực sự có hại cho sức khỏe như chúng ta vẫn tưởng?
Nhiều người vẫn luôn cho rằng, thường xuyên sử dụng mỡ lợn không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa - thủ phạm gây ra các căn bệnh mãn tính. Vậy nhưng điều này có chính xác không?
Chắc hẳn tuổi thơ của rất nhiều người đều gắn liền với món tóp mỡ. Thời kỳ khi mà kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình thường mua mỡ lợn về rán lấy mỡ nấu ăn, còn tóp mỡ sẽ được tận dụng để chế biến thành những món khác. Nào là tóp mỡ xào rau, tóp mỡ kho quẹt, tóp mỡ sốt cà chua hay thậm chí chỉ cần là tóp mỡ chấm với nước mắm thôi cũng có thể khiến chúng ta ăn hết veo cả nồi cơm. Những món ăn dùng mỡ lợn chế biến cũng có hương vị thơm ngon đặc biệt.
Tóp mỡ là món ăn gắn với tuổi thơ của rất nhiều người.
Vậy nhưng bây giờ, mỡ lợn thường bị nhiều người cho là loại thực phẩm không lành mạnh, cần hạn chế sử dụng. Nguyên do là bởi, trong mỡ lợn chủ yếu là chất béo bão hòa, đây là thủ phạm gây nên nhiều căn bệnh mãn tính hiện nay.
Tuy nhiên, trong Trung y từ xa xưa đã có quan niệm “một thìa mỡ lợn bằng năm vị thuốc” để khẳng định những tác dụng lớn lao cho sức khỏe của loại thực phẩm này. Trong rất nhiều các bài thuốc cổ truyền, nguyên liệu cần thiết cũng phải có mỡ lợn. Năm 2008, đài BBC của Anh còn xếp mỡ lợn vào hạng thứ 8 trong danh sách những thực phẩm bổ dưỡng nhất.
Vậy mỡ lợn có lợi hay có hại cho sức khỏe? Có nên sử dụng chúng thường xuyên trong bữa ăn không?
Thành phần chủ yếu trong mỡ lợn là nước và chất béo, chúng hầu như không chứa protein hay carbohydrate. Chất béo chính là một trong bốn nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Thành phần chủ yếu trong mỡ lợn là chất béo bão hòa.
Mỡ lợn bị cho là không tốt cho sức khỏe chủ yếu là do hàm lượng chất béo bão hòa trong nó. Tuy nhiên giới y khoa trên thế giới đã có rất nhiều tranh cãi về mối tương quan giữa chất béo bão hòa và nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Vào năm 2017, tạp chí y khoa nổi tiếng “The Lancet” đã có một báo cáo về việc không có mối tương quan đáng kể nào giữa chất béo nói chung, chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa với nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong do các bệnh tim mạch. Chính việc bổ sung quá nhiều carbohydrate mới là nguyên nhân làm gia tăng các căn bệnh này.
Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ hay huyết áp cao, v.v... thì vẫn cần phải kiểm soát lượng chất béo nạp vào trong khẩu phần ăn hằng ngày và hạn chế tối đa ăn mỡ lợn cùng các loại chất béo từ thực phẩm khác.
Thành phần dinh dưỡng trong mỡ lợn
Thực ra, mỡ lợn là loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương đối phong phú, chúng bao gồm:
- Axit béo
Một thìa mỡ lợn trung bình chứa 5g chất béo bão hòa, 5,8g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa. Trong khi đó, một thìa bơ chứa tới khoảng 7,2g chất béo bão hòa, 3g chất béo không bão hòa đơn và 0,4g chất béo không bão hòa đa. Tỉ lệ này ở một thìa dầu ô liu là 1,9g chất béo bão hòa, 9,9g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa. Vì vậy, nếu nhìn từ tỉ lệ thành phần chất béo, hàm lượng chất béo không bão hòa của mỡ lợn nằm giữa bơ và dầu ô liu.
Hầu hết các axit béo không bão hòa đơn trong mỡ lợn là axit oleic, đây là chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể giúp làm giảm cholesterol xấu (cholesterol lipoprotein mật độ thấp). Mỡ lợn nguyên chất thường không chứa axit béo chuyển hóa trong khi đó chất này lại có nhiều trong các loại bơ thực vật. Đây là loại chất béo xấu, nếu dùng nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Vitamin D
Một thìa mỡ lớn chứa tới 1000 IU (đơn vị quốc tế) vitaminD, chỉ đứng sau dầu gan cá. Vitamin D là chất cần thiết cho sự hấp thụ vitamin D, giúp cơ thể phát triển và duy trì sức khỏe của xương.
Ngoài ra, mỡ lợn còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người.
- Tính ổn định nhiệt
Mỡ lợn có độ bền nhiệt cao hơn so với các loại dầu thực vật khác, vậy nên trong quá trình nấu nướng chúng không dễ bị phân hủy và sản sinh ra các chất độc hại dưới tác động của nhiệt độ cao. Do đó sử dụng mỡ lợn khi nấu nướng thường giúp đem lại hương vị thơm ngon hơn hẳn mà thực phẩm cũng không bị biến chất.
Vậy làm thế nào để có thể sử dụng mỡ lợn một cách hợp lí?
Tất cả các loại thực phẩm dù có tốt đến đâu thì cũng cần phải sử dụng một cách điều độ, mỡ lợn cũng vậy. Dù cho chúng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không thể sử dụng trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Cần phải sử dụng mỡ lợn một cách hợp lý mới đem lại hiệu quả về sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng lượng chất béo bão hòa chúng ta nên ăn mỗi ngày không được vượt quá 10% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Ví dụ nếu một ngày bạn nạp khoảng 2000 kcal thì lượng chất béo bão hòa bạn nên ăn chỉ là khoảng 20g, tức là khoảng 50g khi chuyển thành mỡ lợn.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa và các loại thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tiêu hao rất nhiều chất béo bão hòa trong cơ thể, bởi vậy nếu bạn thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm này, nên thường xuyên dùng mỡ lợn để bổ sung chất béo bão hòa cho cơ thể.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị rằng tỷ lệ thích hợp nhất cần hấp thụ giữa axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa là 1:1:1. Những loại chất béo này có thể hấp thụ từ các loại dầu thực vật, mỡ động vật và một số thực phẩm khác. Do đó chúng ta có thể kết hợp sử dụng nhiều loại dầu mỡ có từ các nguồn gốc khác nhau để đảm bảo về cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Bởi vậy có thể nói, mỡ lợn không hề có hại cho sức khỏe như nhiều người vẫn lầm tưởng bấy lâu nay, thậm chí chúng còn có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng hơn cả một số loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Nếu chúng ta biết sử dụng một cách điều độ và khoa học thì mỡ lợn cũng có thể đem tới rất nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe của bản thân.
Nguồn: [Link nguồn]
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người Việt sợ mỡ lợn và coi đây là sát thủ của nhiều bệnh tật, tuy nhiên thực...