Mẹo nhỏ giúp ăn bánh mì cơm trắng không gây béo, an toàn cho người tiểu đường
Ướp lạnh bánh mì tạo ra tinh bột kháng, giúp giảm 39% chỉ số đường huyết so với khi ăn nóng, hình thành cơ chế tiêu hóa gần giống với chất xơ, nhờ đó giảm nguy cơ tích mỡ.
Bánh mì là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích nhưng do chứa phần lớn là tinh bột nên có lượng calo cao, nhất là bánh mì trắng. Theo ETToday , bánh mì nóng là ngon nhất nhưng cũng chứa chỉ số đường huyết cao nhất.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu cho thấy bánh mì trắng được để đông lạnh rồi nướng lên có chỉ số đường huyết giảm 39%, insulin trong cơ thể tiết ra ít hơn. Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bánh mì đông lạnh được nướng và ăn trực tiếp sẽ thấp hơn so với khi đông lạnh rồi chờ rã đông tự nhiên.
Tương tự cơm nguội, nếu để nguội/lạnh bánh mì sẽ tạo ra tinh bột kháng, giảm chỉ số đường huyết. Ăn bánh mì lúc này bạn sẽ thấy nhanh no hơn, ức chế cảm giác thèm ăn, góp phần giảm lượng calo nạp vào.
Balazs Bajka, một nhà sinh lý học tại Đại học King's College London chia sẻ: "Bạn có thể thay đổi thuộc tính một số loại thực phẩm để chúng trở nên lành mạnh hơn bằng cách nấu và làm nguội chúng". Tinh bột kháng là một loại chất xơ có trong nhiều loại thực phẩm (ngũ cốc nguyên cám, đậu, quả hạch, các loại hạt, chuối xanh...). Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn xuất hiện trong các thực phẩm chứa tinh bột thông thường như gạo, mì ống và khoai tây, sau khi được nấu chín và để nguội.
Cơm nguội để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các loại vi khuẩn có hại như Bacillus cereus, Salmonella, Staphylococcus aureus... Các loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, cơm nguội cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cơm nguội có thể để ở nhiệt độ phòng trong 2-4 tiếng, trong ngăn mát từ 2-4 ngày và ngăn đông có thể bảo quản sử dụng 2-3 tháng. Ngoài ra khi cơm nguội có những dấu hiệu như bị ôi thiu, có mùi lạ, vị chua hoặc có dấu hiệu bị nấm mốc thì bạn tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), thực hư về điều này vẫn được nhiều người quan tâm.
Nguồn: [Link nguồn]