Mách bạn cách làm xôi ngũ sắc bằng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Xôi ngũ sắc mang nhiều ý nghĩa trong ngày Tết như tượng trưng cho sự sung túc, dồi dào, may mắn.

Để hoàn thành mâm xôi ngũ sắc bạn cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cái hoa vàng. Sau đó chia đều 5 phần và tạo màu ngâm qua đêm.

- Màu xanh: Lá dứa

Xay nhuyễn lá dứa với nước rồi lọc lấy nước, giữ lại 1/3 chỗ nước ép, 2 phần còn lại đem hoà chút nước ngâm nếp qua đêm.

Tuy nhiên, nhiều người sau khi hấp xôi màu xanh thường nhạt đi. Bí quyết để có màu xanh đẹp mắt là sau khi hấp xôi xong, cho 1/3 nước cốt lá dứa ban đầu vào, trộn đều và hấp thêm 2 – 3 phút nữa.

Cho quá nhiều nước ép lá dứa sẽ bị đậm mùi, vì thế bạn nên thêm chút đường và dầu ăn vào khi xôi vừa hấp xong để tạo vị ngọt nhẹ, hạt xôi bóng bẩy đẹp mắt hơn.

- Màu vàng: Bột nghệ

Hòa bột nghệ với nước và cho vào nếp ngâm qua đêm. Nếu không thích mùi nồng của nghệ, bạn có thể ngâm trong 1 tiếng, hạt nếp chuyển sang màu vàng thì đổ hết nước ngâm đi, thêm nước lọc mới vào. Có thể làm lại 1-2 lần để giảm hẳn mùi nghệ, xôi sẽ có màu vàng tươi đẹp mắt. Sau đó, đem nếp trộn với chút muối rồi mang đi hấp.

- Màu hồng: Thanh long đỏ (hoặc lá cẩm)

Thanh long dằm nát, lọc qua rây để lấy nước cốt (nhớ giữ lại 1 phần nước ép). Hòa nước ép thanh long vào nếp và ngâm qua đêm.

Tuy nhiên màu xôi của nước thanh long thường chuyển cam. Cũng như lá dứa, bạn giữ lại 1 phần nước cốt thanh long, xôi chín nhanh tay đảo đều để xôi nhuộm màu hồng, nhớ đeo gang tay đảo nhanh. Sau đó rắc chút đường, trộn chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

- Màu đỏ: Gấc

Thịt gấc cho thêm chút rượu vào trộn đều để lên màu đẹp hơn. Nếp trắng ngâm qua đêm, đổ ra rổ cho ráo nước, rồi trộn đều với gấc và đem hấp.

Hấp xong bạn cũng thêm chút đường tạo vị ngọt nhẹ và chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

- Màu trắng

Gạo nếp ngâm qua đêm, trộn với chút muối rồi hấp chín. Thêm chút đường tạo vị ngọt nhẹ cho xôi dễ ăn. Rưới 2-3 thìa cốt dừa vào xôi đảo đều, đậy xửng hấp thêm 5 phút nữa là xong.

Xôi sau khi hấp xong dàn đều cho nguội, xôi hấp 30-45 phút là chín vì ngâm qua đêm gạo đã ngậm đủ nước nên nấu trong khoảng thời gian này là xôi đạt đủ độ mềm dẻo.

Nếu có nồi hấp to, bạn chia đều nếp, ngăn cách các lớp xôi bằng giấy nến/lá chuối/lá dong... hấp 1 mẻ như vậy sẽ nhàn hơn rất nhiều.

Nem công chả phượng là một trong những món ăn mang nhiều ý nghĩa vào dịp Tết, đặc biệt không thể thiếu trong mâm cúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Loan Trần ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN