Lý do chồng ăn bát cháo hến vợ nấu không bị tanh, bất ngờ tăng phong độ mặn nồng đến ngỡ ngàng
Mưa nắng thất thường làm nhiều người đau ốm, mỏi mệt, không ăn nổi cơm, nhưng vợ nấu bát cháo hến mang lên chồng ăn xong khen thơm ngon, mát ruột. Hơn nữa, không ngờ con hến bé nhỏ lại rất bổ dưỡng khiến chồng tăng phong độ khác thường.
Con hến bé nhỏ nhưng nấu cháo hến rất thơm ngon, bổ dưỡng
Trưa Chủ nhật, chị Lê Thị Hoa (Hà Nội) quyết định đi chợ mua 2kg con hến về tranh thủ làm trữ vào ngăn đá tủ lành, còn nấu ngay cho chồng bát cháo hến. Chẳng là mấy tuần qua mưa nắng thất thường nhiều người đau ốm, mỏi mệt. Chồng chị Hoa đi làm về chỉ muốn nằm, dọn bữa ra mà chồng vẫn chẳng muốn dậy ăn vì "bụng dạ rất khó chịu".
Chị Hoa kỳ cạch trong bếp một hồi, rồi bê bát cháo hến nấu loãng ra cho chồng ăn. Đầu tiên chồng chị định từ chối, nhưng mùi rau răm, hành phi thơm sực nức nên anh chiều ý vợ uể oải ăn. Nhưng chỉ một lúc bát cháo hến hết veo, anh thòm thèm hỏi vợ để ăn thêm bát nữa.
Con hến bé nhỏ nhưng nấu cháo hến rất ngon, còn giúp quý ông cải thiện phong độ. Ảnh minh họa.
Chị Hoa cười nhẹ, chính chị cũng không ngờ công dụng quá tốt của con hến đã giúp chị nấu được nồi cháo hến thơm ngon, không bị tanh, còn chữa được bệnh "bụng dạ khó chịu" cho chồng.
Chiều tối đó chị đi nấu cơm, chồng chị bảo nấu cho anh bát canh hến, còn khen vợ nấu món ăn thơm ngon, mát ruột quá, ăn xong là hồi phục sức khỏe ngay. Và đêm đó vợ chồng chị Hoa mặn nồng hạnh phúc mà chẳng thể ngờ sáng đó chồng chị còn lết bết không muốn ăn uống gì.
Hóa ra con hến bé nhỏ kết hợp với cháo đã cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, khiến chồng chị nhanh khỏe mạnh, có phong độ khác thường.
Chị Hoa tìm hiểu mới biết, thịt hến trong Đông y gọi là nghiễn nhục, có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Đông y gọi vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch...
Người bị bướu cổ, suy tuyến giáp ăn thịt hến rất tốt. Trong thịt hến rất giàu vitamin B12 và sắt nên những người bị thiếu máu cần ăn. Người bị tim mạch ăn hến cũng tốt vì thịt hến ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo Omega-3. Phụ nữ có thai, người trong độ tuổi lao động nên ăn hến để bồi bổ vì thịt hến có rất nhiều protein, mỡ, đường, muối vô cơ, vitamin A, vitamin B2, i-ốt…
Các nhà khoa học còn cho rằng, cơ quan sinh dục của nam giới bị giảm là do trong cơ thể thiếu kẽm – và hến là thực phẩm giúp bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt cho quý ông bởi trong thịt hến rất giàu kẽm.
Quý ông ăn hến thường xuyên còn giúp đời sống tình dục được cải thiện đáng kể.
Người bị đái tháo đường ăn hến rất tốt vì thanh nhiệt, no lâu, ít chất bột – rất tốt cho người bị mắc bệnh đái đường.
Ai không nên ăn hến
Tuy hến rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng giải nhiệt nhưng có một số người lại không nên ăn các món có con hến, trong đó có cả cháo hến vì:
- Thịt hến có tính lạnh không tốt cho những người bị bệnh đau dạ dày, người hay bị lạnh bụng. Nếu thích ăn quá thì khi nấu cho thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
- Người đang bị sỏi thận, bị bệnh gan cũng không nên ăn.
- Những người mẫn cảm, dễ bị dị ứng cũng không nên ăn hến. Tuy con hến không tự tiết ra độc tố, nhưng thứ tảo nó ăn là loại có chất độc không thể bị phân hủy ngay cả khi đã nấu kĩ vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.
Do đó phải vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến. Chúng ta nên ngâm hến một thời gian để hến nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ.
Hến dễ nhiễm virus, vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm cho cơ thể, gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi. Còn có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng do sống ở môi trường nước có nhiễm thủy ngân, catmi và chì.
Ăn phải những con hến bị nhiễm độc sẽ bị nhiễm độc kim loại, gây ra những tổn thương về hệ thần kinh, có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Để phòng ngộ độc, không nên mua hay ăn những con hến đã chết (có thể kiểm tra bằng cách chạm ngón tay vào là vỏ - hến sống vỏ sẽ từ từ khép chặt lại).
Chú ý đến mùi của hến. Hến tươi ngon không có mùi thum thủm hoặc mùi tanh quá nồng nặc.
Không chọn hến có vỏ bị sứt sát, vỡ, giập, nát… vì dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn hến đã đông lạnh, hoặc đóng trong túi nilon vì có thể không còn tươi ngon, hoặc đã được xử lí qua hóa chất.
Cách nấu cháo hến thơm ngon bổ dưỡng
Món cháo hến làm không khó, nhưng nhiều người ngại và sợ tanh. Hãy tự tin làm theo cách này sẽ được chồng khen ngon, còn giúp chồng có phong độ khác thường.
Nguyên liệu
- Hến 1 kg
- Gạo tẻ 100g.
- Gạo nếp 1 nhúm nhỏ.
- Rau gia vị: Hành, răm, tía tô mỗi thứ một ít; Hành khô 4 củ
- Gia vị: Bột canh, bột nêm, nước mắm ngon, mì chính.
Cách làm
Hành, răm, tía tô rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.
Hành khô bóc vỏ thái mỏng rồi phi giòn để riêng.
Hến ngâm với chút muối, ớt cho nhả hết bùn đất.
Cách làm sạch hến phổ biến là ngâm trong nước có ớt.
Sau khi rửa sạch vỏ ngoài của hến thì chuẩn bị thau sạch, đổ nước có pha chút muối vào ngâm hến cùng với 2 – 3 quả ớt. Ngâm hến khoảng 1 – 2 tiếng thì rửa lại hến lần nữa.
Hoặc ngâm hến vào nước vo gạo nhỏ vài giọt dấm gạo ngâm vài giờ để hến nhả hết bùn đất.
Bắc nồi lên luộc hến cho đến khi hến mở miệng là chín thì vớt ra rổ, để ráo. Nước luộc hến giữ lại, gạn lấy nước trong để nấu cháo.
Nhiều người ngại làm hến nên cho vào đãi để lấy thịt hến cho nhanh. Nhưng làm thế thì con hến mất hết nước ngọt. Tốt nhất hãy nhặt thịt từng con hến.
Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho hến vào xào, nêm một chút bột canh (nên xào để khi cho hến vào cháo ngon ngọt nhưng không có mùi tanh).
Gạo tẻ trộn cùng gạo nếp vo sạch rồi cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa.
Khi thấy cháo chín mềm xúc ra nồi nhỏ, chế phần nước ngao vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút hay đến khi thấy cháo có độ sánh.
Thêm thịt hến vào đun tiếp khoảng 3 phút, nêm chút mắm ngon cho vừa miệng.
Cho hành, răm, tía tô thái nhỏ vào nồi cháo khuấy đều lên. Nêm chút mì chính rồi múc cháo ra bát, rắc ít hành phi lên trên cùng ít hạt tiêu.
Cháo hến dùng nóng rất ngon. Hương vị thơm ngọt, rất bổ dưỡng và mát ruột, cả nhà ăn rất thích.
Lưu ý là thịt hến non mềm, lượng i ốt dễ bị phân hủy nên nhớ là không được luộc hay xào lâu mà mất chất.
Đây được coi là 5 món “bảo bối” của cánh mày râu, giúp tăng cường sức khỏe và sinh lực dồi dào.
Nguồn: [Link nguồn]