Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước này giữ vị tươi như mới

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Tôm đông lạnh thường bị e ngại sau khi rã đông sẽ không còn ngọt và chắc thịt. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng cách sẽ ngon không kém tôm tươi.

Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình hình thành thói quen đi chợ theo tuần, thực phẩm mua sẵn và cấp đông.

Thêm vào đó các hàng quán hạn chế mở cửa, xu hướng sử dụng thực phẩm đông lạnh ngày càng lên ngôi bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý.

Với tôm đông lạnh sẵn có trong tủ cấp đông, bạn sẽ nhanh chóng có món tôm luộc tươi ngon tại nhà cải thiện bữa ăn gia đình mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.

Nếu biết cách xử lý, tôm đông lạnh cũng sẽ ngon không kém tôm tươi.

Nếu biết cách xử lý, tôm đông lạnh cũng sẽ ngon không kém tôm tươi.

Tôm là thực phẩm ngon, dễ chế biến, dù luộc, hấp hay chiên đều là món ăn được nhiều người ưa thích. Nhưng nhiều người bị e ngại sau khi rã đông sẽ không còn ngọt và chắc thịt mùi vị không thơm, ăn kém ngon.

Khi luộc tôm đông lạnh, bạn phải đảm bảo khử được mùi tanh của tôm. Với cách thông thường chỉ dùng bia hoặc gừng để khử mùi thôi chưa đủ.

Đây là cách chế biến để tôm đông lạnh ngọt thơm, tươi ngon như mới mua ở chợ về.

Bước 1: Rã đông

Đem tôm đông lạnh đặt vào bồn và mở nước chảy từ từ xả thẳng vào khay tôm. Việc này giúp tan băng đóng giữa các con tôm nhanh chóng.

Tôm đông lạnh bảo quản đúng cách vẫn giữ nguyên vẹn hình dạng.

Tôm đông lạnh bảo quản đúng cách vẫn giữ nguyên vẹn hình dạng.

Sau 5-10 phút, tôm khi đó vẫn còn đông cứng nguyên thân nhưng đã có thể tách từng con rời nhau.

Lúc này, ta có thể mang tôm đi sơ chế luôn.

Bước 2: Sơ chế tôm

Ngay khi thân tôm còn đang đông đá, ta dễ dàng bóc vỏ đầu và thân tôm ra. Lột vỏ tôm từ đầu, thân tới đuôi tôm rồi rạch nhẹ dọc thân tôm lấy bỏ chỉ đen để tránh bị tanh.

Xả nước để làm tan băng giữa các con tôm.

Xả nước để làm tan băng giữa các con tôm.

Hoặc chỉ cần cắt bớt đầu và đuôi tôm sau đó có thể luộc ngay mà không cần đợi tôm rã đông.

Tôm khi gặp nhiệt độ cao sẽ se ngay mặt bên ngoài, giữ toàn bộ nước ngọt và hương vị bên trong nên phần thịt vẫn thơm ngon giống như tôm tươi.

Không nên cho quá nhiều gia vị để giữ độ thơm ngon, ngọt tự nhiên của tôm.

Không nên cho quá nhiều gia vị để giữ độ thơm ngon, ngọt tự nhiên của tôm.

Bước 3: Luộc tôm

Chuẩn bị một nồi nước và đun vừa sôi. Lượng nước ngập hơn số lượng tôm khoảng 2,5 - 5 cm là vừa.

Sau đó thêm vào một ít giấm, một xíu muối, gia vị, có thể bỏ cả sả, tỏi, ớt để tăng hương thơm. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều gia vị để giữ độ thơm ngon, ngọt tự nhiên của tôm.

Tiếp tục đun cho đến khi thân tôm chuyển sang màu đỏ thì có thể tắt bếp và vớt ra ngay. Không nên luộc tôm quá chín, bởi sẽ làm tôm cứng và dai.

Tôm đông lạnh sau khi sơ chế và luộc đúng cách giữ vị ngon ngọt và chắc thịt.

Tôm đông lạnh sau khi sơ chế và luộc đúng cách giữ vị ngon ngọt và chắc thịt.

Nếu muốn kiểm tra độ chín, bạn có thể thấy tôm chín khi phần thịt dày nhất trở nên đục màu.

Bạn cần xếp ngay ra đĩa, không nên để tôm quá lâu trong nồi nóng, tôm quá chín sẽ không ngon.

Luộc tôm cho chút nguyên liệu này đảm bảo tôm ngọt mà không bị tanh

Khi luộc tôm, để tôm ngon ngọt các bà nội trợ đừng quên nêm thêm chút rượu trắng và tiêu. Chỉ cần tuân thủ điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN