Luộc rau muống cho thêm thứ này, rau xanh giòn, tăng thêm chất bổ

Luộc rau muống, nghe thì tưởng chừng như là một món ăn đơn giản, ai ai cũng có thể làm được, nhưng để rau xanh, giòn không bị thâm đen thì cũng phải cần có vài mẹo.

Loại rau bình dân và rẻ tiền này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe

- Chống lão hóa và trẻ hóa da: Loại rau bình dân này giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Từ đó, tăng cường khả năng chống lại các tác hại ảnh hưởng đến da, ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa cho da.

- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin A, C và beta-carotene, những chất chống oxy hóa này giúp giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng đọng gây xơ vữa động mạch vành, từ đó giảm nguy cơ hình thành các cơn đau tim, đột quỵ. Trong rau muống còn chứa magie nên có thể giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

- Hỗ trợ giảm cholesterol: Hàm lượng chất xơ có trong rau muống chiếm tỉ lệ cao (100g rau muống có 2,1g chất xơ), đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe điển hình là việc giảm lượng cholesterol có trong máu. Đây cũng là loại thực phẩm để ai muốn giảm cân bổ sung vào chế độ ăn.

Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Ảnh minh họa.

Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Ảnh minh họa.

- Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Rau muống có hàm lượng chất sắt dồi dào nên khi ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp ích cho người bị bệnh thiếu máu.

- Trị táo bón: Rau muống cũng chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt.

- Rất tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường: Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 - 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Mẹo hay luộc rau muống xanh, ngon như ở nhà hàng

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội chia sẻ với Dân Việt để luộc rau muống ngon và đẹp mắt, trước hết phải chọn rau ngon. Theo đó, các bà nội trợ phải chọn rau non, nhặt bỏ lá úa và lá già, rửa nhiều lần với nước sạch, vớt rau lên để cho khô ráo.

Dưới đây là những cách luộc rau muốn xanh, ngon và không bị thâm.

Luộc rau muống cho thêm thứ này, rau xanh giòn, tăng thêm chất bổ - 2

1. Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.

2. Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút. Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.

3. Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.

4. Một mẹo hay nhà bếp trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.

Dùng muối để nấu ăn rất tốt nhưng bạn không nên cho muối quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.

Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối : ½ lít nước luộc.

Rau muống thường được trồng ở nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Do đó nếu bạn thường xuyên ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Đặc biệt, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó, quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.

Mặc dù rau muống tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Để tốt cho sức khỏe bạn nên bổ sung rau muống vào chế độ ăn hàng ngày là tốt nhưng liều lượng vừa phải, không quá 300g/ngày.

Lưu ý: Một số trường hợp không nên rau muống như cơ thể bị suy nhượng, hư hàn hoặc có vết thương trên da thì không nên dùng rau muống. Chỉ khi các triệu chứng trên khỏi hẳn thì mới nên ăn rau muống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…

Một loại cây dại mọc ở các vùng ẩm ướt và trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng bởi vừa lạ miệng, vừa là bài thuốc chữa bệnh, không phải ai cũng biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN