Luộc gà nên đặt úp hay ngửa thì thịt mới thơm ngon?
Nhiều người mắc sai lầm khi luộc gà khiến thịt gà bị nhạt, kém hấp dẫn, đôi khi còn không chín. Thực tế, muốn luộc gà ngon cũng cần có bí quyết.
Luộc gà nên đặt úp hay ngửa?
Người Việt Nam thường luộc gà nguyên con, sau đó mới chặt để thưởng thức hoặc lọc thịt để chế biến thành các món ăn khác như bún, phở, nộm... Vậy luộc gà nên đặt úp hay ngửa để gà chín đều, ngon ngọt?
Theo các đầu bếp, khi luộc gà, nếu bạn đặt con gà nằm ngửa, phần đùi và ức gà hướng lên trên, nước không ngập được hết nên gà sẽ không chín đều, có thể chín ngoài nhưng trong vẫn sống.
Do đó, khi luộc gà, mọi người nên đặt úp con gà xuống để nước ngập hết cả đùi và ức gà, đó là những phần dày, khó chín nhất. Cách này sẽ giúp thịt chín nhanh hơn do tiếp xúc với với nhiệt độ nóng ở đáy nồi.
Một số sai lầm khác cần tránh khi luộc gà
- Nồi luộc quá nhỏ
Sử dụng nồi quá bé cũng là sai lầm khi luộc gà khiến thành phẩm trở nên tồi tệ. Bạn sẽ khó lật, xoay trở con gà trong quá trình luộc nên thịt chín không đều và da cực kỳ dễ nứt. Hãy nhớ rằng kích thước nồi phù hợp với kích cỡ con gà là yếu tố quan trọng giúp món luộc được hoàn hảo.
- Dùng nước sôi để luộc gà
Nếu bạn thả con gà vào nồi nước sôi sùng sục để luộc, da gà chắc chắn sẽ nứt toác. Đây là sai lầm khi luộc gà tai hại nhất. Nên cho gà vào nồi nước lạnh rồi đặt lên bếp đun, để gà nóng và chín dần theo nhiệt độ của nước. Khi nước đã sôi, hạ lửa nhỏ khoảng 10 phút để giữ cho gà không bị dịch chuyển và giữ được vẻ ngoài hoàn hảo. Sau đó, bạn tắt bếp, đậy vung lại cho thịt gà tiếp tục chín đều.
- Luộc quá lâu
Việc luộc gà quá lâu không chỉ khiến da gà bị mềm, nứt mà còn khiến thịt bị khô. Thay vì mải nhìn điện thoại và để nồi gà mãi trên bếp, bạn hãy canh thời gian chuẩn để món gà luộc được ngon, đẹp.
Cách luộc gà ngon cực đơn giản:
Nguyên liệu:
Bạn hãy chọn một con gà tươi, nặng khoảng 1,5-2kg là vừa đủ, không nên chọn gà quá to khi ăn sẽ dễ bị nhạt, nhiều phần thịt trắng.
Nếu muốn ngon hơn nữa, bạn có thể chọn gà mái vừa mới đẻ trứng và trong bụng vẫn còn trứng non. Thịt gà loại này sẽ vừa mềm, thơm nhưng vẫn săn chắc.
Gà ta sau khi làm sạch có màu da vàng sáng nhưng đa phần ức, cánh, lưng sẽ có màu vàng đậm. Không chọn những con gà có da màu thâm tím, đốm hoặc nốt đen.
Nên kiểm tra độ săn chắc của thịt gà bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ vào thân, đùi, lườn gà. Có thể ngửi xem gà có mùi hôi, ôi hay không.
Cách làm:
-Chà xát gà cả ngoài lẫn trong bụng với muối để làm sạch và khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Một bí quyết để không rách da khi luộc là sau khi rửa sạch, bạn nên chặt phần chân gà, da gà sẽ co lại khi luộc.
-Chọn nồi có chiều cao và rộng tương ứng với kích thước gà để luộc gà vừa chín đều, không bị teo và có hình dáng đẹp mắt. Trước khi cho gà vào nồi, nên dùng tăm cố định phần đầu gà với thân.
-Cho gà vào nồi sao cho phần bụng ở dưới, phần đầu phía trên, sau đó cho nước lạnh vào ngập đầu gà và bật lửa to để luộc. Để nước luộc gà ngon và thơm hơn, bạn nên cho thêm gừng, hành củ đã rửa sạch và đập dập cùng ít bột canh hoặc muối. Bắt đầu luộc gà từ nước lạnh cho đến khi nước sôi để gà chín đều từ xương ra ngoài phần thịt.
-Khi nước luộc gà sôi, bạn giảm lửa và luộc thêm 10 phút. Chú ý trong lúc luộc gà, từ lúc lửa to đến khi lửa nhỏ bạn đều mở vung. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy lại ngâm thêm 20 phút để gà được chín đều.
-Bước 5: Vớt gà đã chín, cho vào nước đá lạnh để giúp thịt gà được dai và chắc, giữ màu da đẹp.
Luộc trong nước lạnh hay nước sôi đều không phải cách làm đúng nhất, bạn nên thả tôm vào khi nhiệt độ khoảng 60 độ C.
Nguồn: [Link nguồn]