Loại rau tuổi thơ không biết làm thì ngứa rách miệng, người thích ăn chỉ nhìn đã thấy thèm
Tuổi thơ của nhiều người, chỉ cần ra ruộng là có thể hái bồng khoai về nấu canh nhưng giờ đây ở thành phố thì khó tìm mua. Muốn nấu canh bồng khoai không bị ngứa nhất định phải biết bí quyết này.
Bồng khoai, hay còn gọi là ngó khoai, mầm khoai, cò khoai,... có thể kết hợp nấu được với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: nấu cùng ốc, cá khoai, cua và rau rút.... Dù nấu theo công thức nào thì việc sơ chế đúng cách để loại bỏ vị ngứa ban đầu luôn là bước quan trọng nhất.
Canh bồng khoai nấu với xương sườn có vị ngọt thanh, đậm đà rất hấp dẫn.
Nguyên liệu: Bồng khoai, xương sườn, các loại rau thơm (hành lá, rau tía tô, rau mùi tàu, rau ngổ) và các loại gia vị (dầu ăn, hành tím, nước mắm, bột canh, bột ngọt, mẻ).
Bồng khoai nên chọn loại còn non, mầm chắc mẩy.
Bồng khoai sau khi tước và cạo vỏ đến đâu thì phải ngâm luôn cùng nước muối và vắt thêm ít nước chanh để không bị thâm. Nếu có nước gạo ngâm pha muối và chanh thì càng tốt.
Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra và rửa lại thêm 2, 3 lần nước nữa cho bồng khoai hết nhựa và hết ngứa.
Sau đó đem luộc sơ qua cùng nước muối.
Xương sườn hầm chín tới. Phi thơm hành củ rồi cho bồng khoai vào xào sơ, trút vào nồi xương hầm cùng xương sườn tới khi bồng khoai chín mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm các loại rau thơm thái nhỏ là hoàn tất nồi canh bồng khoai tuổi thơ.
Nguồn: [Link nguồn]
Hạt sen không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, mùa hạt sen tươi thường rất ngắn, vì vậy cần áp dụng đúng cách để bảo quản sen tươi giữ được hương vị và màu sắc hấp dẫn.