Loại rau từng là cống phẩm cho vua chúa nhưng bây giờ chỉ để cho lợn ăn
Theo thời gian, món ăn này ngày càng không được ưa chuộng nữa, chỉ còn một số vùng xem nó như đặc sản địa phương, số khác thì đem cho lợn ăn.
Ở Trung Quốc, văn hóa ẩm thực miền bắc và miền nam rất khác nhau, tác động của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến phong cách ăn uống của người dân địa phương. Có một loại rau được trồng trên cả nước nhưng ở 2 vùng nam bắc thì chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Loại rau này chính là rau cần biển khô.
Rau cần biển hay còn gọi là rau tiến vua ở Việt Nam, đây là một cống phẩm rất nổi tiếng trong thời kỳ vua chúa trước đây của người Trung Quốc. Vào thời điểm đó, chỉ có người trong dòng dõi quý tộc mới có cơ hội thưởng thức. Theo thời gian, loại rau này ngày càng không được ưa chuộng nữa.
Ở phía bắc, rau cần biển được xem là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể, nó thường được bán với giá 170.000 VNĐ/0.5kg. Mặc dù giá thành không rẻ nhưng lúc nào cũng có người mua, thường thì họ sẽ mua khoảng 10 ký mỗi lần.
Người miền bắc đặc biệt thích ăn rau cần biển khô bởi hương vị giòn dai đem lại cảm giác rất ngon miệng. Ngoài ra, nó có giá trị dinh dưỡng cao, thường xuyên ăn rau cần biển sẽ giúp làm dịu các dây thần kinh, dạ dày khỏe hơn, giảm mỡ máu... Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng, không có gì lạ khi rau cần biển được bán với giá cao và được xem như là một loại thuốc.
Hơn nữa, Trung Quốc vào thời vua chúa, nhiều quan thức địa phương thường biếu hoàng đế loại rau cần biển này. Bởi, hoàng đế thường làm việc nhiều, đầu óc luôn căng thẳng chuyện chính trị nên cần sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng bổ não, do đó rau cần biển khô là loại thuốc được ưa tiên hàng đầu. Nó cũng được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Tuy nhiên, bây giờ người miền nam lại không hào hứng với loại rau này. Vào thời điểm ngập lụt, rau cần biển mọc nhiều, người ta có khi lại hái cho lợn ăn. Lúc này chúng có giá rất rẻ chỉ khoảng 6000,7000 VNĐ/0.5kg, thậm chí cho không cũng chẳng ai thèm lấy.
Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng rau cần biển rất tốt nên chắc chắn sẽ rất phổ biến ở Trung Quốc. Nhưng thực tế thì chỉ có người miền bắc là coi trọng, còn người miền nam thì lấy để nuôi lợn và hầu như không ai ăn.
Khẩu vị mỗi nơi mỗi khác, có những món ăn tuy người dân nước này không dám nhưng người khác lại ghiền ăn mỗi ngày,...