Loại quả được ví như 'nhân sâm của người nghèo', ăn vào bổ não, đẹp da, chợ Việt bán giá rất rẻ
Mướp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trở thành món ăn yêu thích của nhiều người trong những ngày hè nóng nực.
Tác dụng của mướp đối với sức khỏe
Bổ não
Não luôn cần oxy để có thể vận hành một cách trơn tru. Tuy nhiên, oxy sẽ không được cung cấp đủ cho não nếu cơ thể không đủ sắt. Do đó, thiếu sắt không chỉ gây ra bệnh thiếu máu mà còn tạo ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và giảm khả năng vận động. Trong quả mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.
Dưỡng da
Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Quả mướp cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực ngăn ngừa tiểu đường. Mangan có trong mướp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Mướp là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.
Phòng ngừa bệnh về mắt
Thoái hóa điểm vàng là một vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa. Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích để ngăn ngừa các vấn đề về mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số các loại rau củ.
‘Dọn sạch’ mạch máu
Ngoài việc giúp loại bỏ độc tố và các gốc tự do khỏi cơ thể, lá và quả mướp cũng giúp làm sạch hệ thống tuần hoàn. Theo Food Recap, có thể dùng nước sắc lá cây mướp để chống vô kinh (không có kinh nguyệt) và urê huyết tăng cao (tích tụ chất thải nitơ trong máu).
Hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu
Mướp còn có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
Những người không nên ăn mướp
Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém
Mướp thuộc loại tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên không phù hợp với thể trạng những người thể hàn, hoặc những người có tì vị kém. Nếu như ăn mướp thường xuyên sẽ dần làm cho sức khỏe của các trường hợp này ngày càng yếu đi, lâu ngày có thể trở nặng. Chính vì thế, nếu bị thể hàn, hoặc tì vị kém, nên hạn chế ăn mướp hoặc tránh ăn mướp để sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy
Mặc dù mướp có giá trị dinh dưỡng, và có cả tác dụng chữa bệnh, nhưng với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể. Nguyên do là theo Đông y, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nên không tốt cho thể trạng yếu của các trường hợp vừa nêu.
Người bị tiêu chảy, kiết lỵ cần tránh ăn mướp
Cũng do tính hàn của mướp nên đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Việc ăn mướp sẽ làm cho tình trạng của họ trầm trọng hơn.
Lưu ý đặc biệt khi ăn mướp
Mướp rất lành và tốt cho sức khỏe nhưng khi đã có vị đắng thì lại trở thành chất kịch độc, có thể khiến người ăn bị mất mạng.
Trong phần mướp bị đắng có chứa chất alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, và con người rất nhạy cảm với độc tính của nó và dễ bị ngộ độc. Khi bị ngộ độc do ăn mướp bị đắng sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.
Chính vì vậy, nếu ăn thấy mướp bị đắng thì chúng ta nên bỏ phần mướp đã nấu đi, để tránh ăn vào bị ngộ độc.
Một loại quả chín ngày xưa rụng đầy sân trường, học sinh hì hục lấy đá đập nát để moi được hạt bên trong ăn, nay lên tầm đặc sản.
Nguồn: [Link nguồn]