Loại quả bé xíu nhưng rất thần kỳ: Đàn ông Trung Quốc ăn để bổ thận cường dương
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết được công dụng của loại quả “nhỏ nhưng có võ” này, nó cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Ở Trung Quốc, quả kỷ tử (hay câu kỷ tử) được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn Tây, Ninh Hạ, Hà Bắc và các tỉnh khác. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, kỷ tử có vai trò rất quan trọng, nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, ăn điều độ mỗi ngày cơ thể sẽ nhận về vô vàn lợi ích. Do đó, ngày càng có nhiều người duy trì sức khỏe bằng cách ăn quả kỷ tử.
Tác dụng của kỷ tử
Người Trung Quốc thường ngâm kỷ tử trong nước ấm để uống, hoặc thêm vào các món canh khác nhau để bồi bổ cơ thể. Nếu thường xuyên ăn kỷ tử, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:
- Dưỡng huyết, làm dịu thần kinh
Phụ nữ là đối tượng dễ bị thiếu khí huyết nhất, vì thế phụ nữ Trung Quốc rất chăm uống nước kỷ tử hằng ngày.
Trong kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa là Lycium barbarum, giúp làm dịu thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa, thường xuyên ăn rất có lợi cho sức khỏe.
- Tăng cường khả năng miễn dịch
Chất polysacarit có trong quả kỷ tử có thể làm giảm mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do như lutein-carotene.
Vì vậy, đối với những người gầy yếu, sức đề kháng kém, uống nước kỷ tử trong thời gian dài có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời ức chế sự đột biến tế bào và sự phát triển của khối u ở một mức độ nhất định.
- Duy trì sức khỏe của mắt
Kỷ tử rất giàu vitamin A, vitamin C, beta-carotene, rất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, vitamin A là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với đôi mắt, là thành phần không thể thiếu trong tế bào thị giác.
Con người hiện đại phải đối mặt với điện thoại di động và máy tính mỗi ngày, mắt dễ bị mỏi, giảm thị lực. Vì vậy, ăn một ít quả kỷ tử mỗi ngày có thể duy trì chức năng thị giác bình thường, dưỡng âm, cải thiện thị lực, bảo vệ mắt tốt hơn.
- Bổ thận cường dương
Thông thường kỷ tử sẽ không làm nặng thêm chứng thận dương hư. Nó có ngọt, tính bình, thuộc kinh can thận. Nó có chức năng bổ gan thận, dưỡng tinh, dưỡng huyết, làm ẩm phổi và giảm ho.
Những đối tượng không nên ăn kỷ tử
Mặc dù kỷ tử có nhiều công dụng tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn loại quả này, đặc biệt là 6 đối tượng dưới đây:
1. Bệnh nhân cao huyết áp
Huyết áp cao có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với bệnh cao huyết áp là duy trì tính ổn định của huyết áp. Tuy kỷ tử cũng có tác dụng hạ huyết áp nhưng nếu bệnh nhân cao huyết áp ăn quá nhiều sẽ tác động xấu tới nhịp tim, có thể dẫn tới đau tim đột ngột.
2. Người bị cảm sốt
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sốt là do hơi ẩm xâm nhập vào cơ thể con người. Tuy nhiên, kỷ tử tính bình, là một loại thực phẩm tốt để bổ thận và cường dương, dễ làm nhiệt thoát ra ngoài.
Do đó, khi bị cảm sốt, nên tránh ăn những đồ nóng vào lúc này để tránh làm các triệu chứng sốt trở nên trầm trọng hơn.
3. Người bị viêm nhiễm các loại
Những người đang có tình trạng viêm trong cơ thể nên tránh ăn kỷ tử vì có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình.
4. Người có thể chất nóng
Vì kỷ tử có tác dụng giữ ấm cơ thể nên người có thể chất nóng không nên ăn.
5. Người có chức năng tiêu hóa yếu
Đối với những người có tỳ vị hư hàn, thường xuyên uống nước ngâm kỷ tử sẽ khiến đờm bị tắc nghẽn ở tỳ vị, dẫn tới ăn uống khó tiêu nên cần đặc biệt chú ý.
6. Người bị tiểu đường
Cứ 100 gam kỷ tử chứa 64,1 gam đường, người bị tiểu đường nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới đường huyết.
Mọi người cần chú ý, kỷ tử tuy bổ nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt, cần ăn với liều lượng vừa phải và duy trì trong thời gian dài.
Nguyên liệu làm loại nước này rất dễ kiếm, cách làm đơn giản nhưng cần chăm chỉ uống thường xuyên thì cơ thể mới nhận được lợi ích.
Nguồn: [Link nguồn]