Loại mì chứa chất chống oxy hóa lạ hơn mì thanh long

Mì thanh long đang là trend có xu hướng tìm kiếm nhiều trong mấy ngày qua nhưng có một loại mì màu tím đặc biệt được đánh giá là chứa chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe.

1. Các sản phẩm từ lúa mì có màu

Các loại thực phẩm từ sản phẩm lúa mì có màu đã nổi lên như một phương pháp nhằm cải thiện sức khỏe con người nhờ hàm lượng các thành phần hoạt tính sinh học, đặc biệt là anthocyanin, carotenoids, flavonoid và acid phenolic.

Theo nhiều dữ liệu nghiên cứu, các loại lúa mì có màu như lúa mì đen, xanh, tím đang nhận được sự quan tâm lớn của ngành công nghiệp thực phẩm, các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng do có tiềm năng tăng cường sức khỏe.

Lúa mì tím đã có từ nhiều thế kỷ trước nhưng nó chỉ mới trở nên phổ biến gần đây ở phương Tây. Màu tím của lúa mì là do anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh.

Lúa mì tím đã có từ nhiều thế kỷ trước nhưng nó chỉ mới trở nên phổ biến gần đây ở phương Tây. Màu tím của lúa mì là do anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh.

Các lớp bên ngoài của hạt lúa mì có màu chứa sắc tố anthocyanin cùng với các polyphenol khác, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Do đó, việc phát triển nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe từ lúa mì có màu như bánh mì, mì ống, ngũ cốc ăn sáng và thanh tiện lợi sẽ thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh của người dân nói chung và giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

2. Mì từ lúa mì tím khác mì thanh long như thế nào?

Năm 2022, nhóm giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã công bố nghiên cứu thành công sản phẩm mì ăn liền có thành phần trái cây thanh long sau 2 năm thử nghiệm.

Được biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ nano để hỗ trợ cho khả năng phân tán thịt quả thanh long trong khối bột, nhằm giữ màu sản phẩm cũng như giúp hạn chế suy giảm những hoạt chất sinh học trong trái. Mục đích của việc này là duy trì tối đa các thành phần có lợi trong trái thanh long trong sản phẩm.

Theo nhóm nghiên cứu, mì ăn liền này được làm từ thanh long ruột đỏ có những lợi ích cho sức khỏe như cung cấp thêm vitamin A và C, sắt, canxi và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiếu máu, bảo vệ đường ruột... Đặc biệt có thành phần chống oxy hoá chống lão hoá, ổn định huyết áp và nhịp tim.

Mì thanh long được đại diện nhóm nghiên cứu giới thiệu. Ảnh: TN.

Mì thanh long được đại diện nhóm nghiên cứu giới thiệu. Ảnh: TN.

Còn trên thế giới, loại mì tím đã có mặt từ lâu trên thị trường, loại mì này được sản xuất từ lúa mì tím. Theo các nhà sản xuất, 100 g mì lúa tím sẽ cung cấp cho bạn lượng chất chống oxy hóa tương đương với 84 quả việt quất.

Anthocyanin từ lúa mì tím để làm ra sản phẩm mì tím là một loại hợp chất mang lại cho thực phẩm màu tím đậm và đặc tính chống oxy hóa. Nó được tìm thấy tự nhiên trong các thực phẩm màu tím như quả việt quất, bắp cải... Ngoài hoạt động như chất chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do, anthocyanin còn được biết là cung cấp cho cơ thể một loạt các biện pháp bảo vệ chống lão hóa khác, bao gồm suy giảm thị lực, vấn đề về trí nhớ, rối loạn tâm trạng, hệ thống miễn dịch.

Các nhà tiếp thị sản phẩm mì tím cho biết từ các lựa chọn ít chất béo đến các lựa chọn không chứa gluten, loại mì chứa đầy chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là anthocyanin, công thức nấu ăn này được tạo ra đặc biệt để mang lại sự toàn diện giúp bạn tận hưởng cảm giác thoải mái nhất mà không cảm thấy lo lắng.

3. Lúa mì tím có tác dụng gì với sức khỏe?Mì tím có màu sắc nổi bật.

Mì tím có màu sắc nổi bật.

Lúa mì tím ngày càng phổ biến trên thị trường thực phẩm do những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó. Sự sẵn có của các lựa chọn thực phẩm lúa mì tím bổ sung, đặc biệt là các loại thực phẩm chủ yếu sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ anthocyanin và các chất chống oxy hóa phenolic khác.

Vì lúa mì là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người ở nhiều nơi trên thế giới nên việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ lúa mì tím có thể giúp mọi người tăng cường hấp thụ anthocyanin và acid phenolic hàng ngày và cải thiện tình trạng chống oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại thực phẩm và điều kiện chế biến, quá trình chế biến lúa mì tím làm giảm đáng kể lượng anthocyanin.

Chế biến mì tím kèm rau củ quả để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Chế biến mì tím kèm rau củ quả để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Lúa mì tím có tiềm năng lớn để chế biến thành nhiều loại thực phẩm chủ yếu như bánh mì, mì ống và ngũ cốc ăn sáng. Việc kiểm soát bệnh béo phì, đái tháo đường, stress oxy hóa và viêm nhiễm bằng các sản phẩm thực phẩm lúa mì tím đã được chứng minh trong cả nghiên cứu trên người và động vật. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe của con người và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Cần có những nghiên cứu sâu hơn trên con người để hỗ trợ việc sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm lúa mì tím hơn và để xác nhận những lợi ích sinh lý của các sản phẩm lúa mì tím trong cuộc chiến chống lại nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp và viêm nhiễm, cải thiện những lợi ích sức khỏe tổng thể.

Những đại kỵ khi ăn thanh long ai cũng cần biết

Có lẽ đây cũng là thắc mắc của không ít người khi chọn mua thanh long.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Những món ăn hot trên mạng xã hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN