Loại lá có tác dụng chữa bệnh mọc đầy nhà, chế biến thành các món ăn sau càng tốt cho sức khỏe
Lá ổi được biết đến như một vị thuốc dân gian tự nhiên.Tuy nhiên, ít ai biết dùng chúng để chế biến món ăn, đồ uống rất tốt cho sức khỏe.
Giá trị ít biết từ lá ổi
Lá ổi có vị chát xít. Tuy vậy, chúng lại có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ, lá ổi có chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, là một vị thuốc dân gian tự nhiên. Ở trong lá ổi, nhất là lá ổi non hay ngọn búp non có chứa khoảng 3% nhựa và 7-10% chất tanin, các chất chống oxy hóa như vitamin C và flavonoid, khoáng chất chống viêm…
Thực tế, mọi người vẫn thường dùng loại lá này để "cầm" tiêu chảy rất dễ. Bạn chỉ cần ăn từ 3 – 5 búp ổi non rửa sạch hoặc đun nước lá ổi uống nhiều lần trong ngày. Theo y học hiện đại, lá ổi rất tốt cho người tiểu đường vì giúp ổn định đường trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngủ ngon, cải thiện sức khỏe răng miệng… Ngoài ra loại lá này còn được dùng để chế biến món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.
Lá ổi được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn và làm đồ uống tốt cho sức khỏe
Đồ ăn thức uống ngon bổ dưỡng từ lá ổi
1. Gỏi gà lá ổi
* Nguyên liệu để làm gỏi gà lá ổi
- Gà ta: 1kg
- Lá ổi non
- 1 củ hành tây
- Rau húng quế
- Đường, tỏi, ớt, nước mắm...
* Cách làm gỏi gà lá ổi
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Gà rửa sạch rồi dùng nghệ tươi xát thẳng lên da gà cho màu da được đẹp. Nếu bạn muốn da gà được căng bóng và khử mùi khôi, trước khi luộc nên chần qua nước sôi cùng với hành tín, gừng.
- Lá ổi bạn chọn loại lá còn non rồi đem rửa sạch. Sau đó bạn thái nhỏ lá ổi thành sợi, cho vào một muỗng nước cốt chanh, muỗng đường ngâm trong khoảng 15 phút để không bị chát khi trộn gỏi.
- Tiến hành làm nước để trộn gỏi. Theo đó, bạn lấy tỷ lệ 2/2/4 là nước mắm/ đường/ nước chanh và 1 quả chanh. Sau đó khuấy đều cho hỗn hợp này tan đường ra, nêm nếm vừa miệng là được.
Bước 2: Tiến hành trộn gỏi gà
- Gà sau khi luộc, bạn xé miếng vừa ăn. Sau đó cho phần lá ổi đã sơ chế, húng quế, hành tây, nước mắm chua ngọt đã chuẩn bị vào trộn đều tay. Nêm nếm gia vị vừa miệng là được. Với thành phẩm là thịt gà dai kèm vị mặn ngọt chua cay từ nước gia vị, đặc trưng từ lá ổi sẽ đem lại khẩu vị rất khác biệt.
Gỏi gà lá ổi lạ miệng và thanh mát trong ngày nắng
2. Chạo chân giò có lá ổi
* Nguyên liệu để làm chạo chân giò có lá ổi
Mọi người chuẩn bị 1 chiếc chân giò tươi; 1 ít rơm khô hoặc dùng bã mía khô. Gia vị bột canh, mì chính, đường, mắm ngon và thêm giềng, sả, tỏi ớt, lá ổi, lá chanh, xoài xanh, mè vàng rang…
* Cách làm chạo chân giò có lá ổi
- Dùng rơm hoặc bã mía thui vàng chân giò. Sau đó dùng 1 ít lá sả chà cho sạch rồi rửa sạch, lọc lấy thịt.
- Cho vào chảo có đáy dày rồi đun cho nóng rồi cho lá ổi vò dập, cùng ít lá sả đủ phủ kín đấy chảo. Khi chảo nóng cho thịt vừa lọc vào áp chảo vừa tới. Trong lúc áp chảo, giềng bạn xay nhỏ, sả thái lát mỏng, tỏi ớt băm nhuyễn, lá chanh thái chỉ thật nhỏ, xoài bào sợi…
- Chân giò sau khi đã được áp chảo, bạn cũng thát lát mỏng vừa ăn rồi trộn đều gia vị nguyên liệu, vắt thêm ít cốt chanh trộn đều để tăng thêm độ chua nhẹ. Cuối cùng khi nào ăn thì bạn trộn mè cuối cùng.
Món ăn này ăn kèm với các loại rau thơm, lá ổi chấm nước tỏi ớt chua ngọt rất ngon.
3. Nước trà lá ổi
Trà lá ổi có thể sử dụng lá ổi tươi hoặc khô với liều lượng tùy theo từng loại. Với lá ổi khô dùng khoảng 2,5 - 5gram hãm cùng khoảng 250ml nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Còn với lá ổi tươi thì bạn dùng 5-10 lá tươi. Sau đó dùng lá tươi đó rửa sạch, đun sôi khoảng 500 ml nước trên bếp rồi cho lá ổi vào đậy kín, hãm với lửa liu riu 10 -12 phút.
Để chuẩn bị một tách trà lá ổi, bạn cũng có thể hãm bằng nước nóng với lá trà xanh lấy nước uống trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Với nước trà lá ổi, mọi người lưu ý chúng có vị hơi chát và đắng nên chỉ uống 1 - 2 ly mỗi ngày và uống sau bữa ăn.
Đậu rán giòn rụm, bên trong mềm mướt, béo ngậy, thơm nức nở. Đặc biệt, vị lá mơ đặc trưng giúp món ăn này thêm nhiều phần hấp dẫn.
Nguồn: [Link nguồn]