Loại khoai có hình dáng bàn chân, nhiều người chưa từng thấy
Loại khoai này từng là thực phẩm cứu đói ở Trung Quốc nhưng nay chỉ còn tìm thấy ở một số bản làng miền núi.
Nhắc tới khoai tây hay khoai mỡ, đó là một loại củ có giá trị, quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có một loại khoai tây độc nhất vô nhị ở miền nam Trung Quốc tên là khoai mỡ bàn chân. Hình dáng của nó khiến ai cũng phải ngạc nhiên.
Hầu hết khoai mỡ bàn chân được trồng ở miền nam như Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang.
Khoai mỡ bàn chân là một loại cây nho thuộc chi Dioscorea trong họ Dioscoreaceae, vì vậy nó là một loài thực vật cùng họ và cùng chi với khoai mỡ, đồng thời cũng là một loại khoai mỡ. Nhưng nó vẫn khác với khoai mỡ vì rễ củ phì đại, to như chân người.
Hơn nữa, năng suất của loại khoai này tương đối cao, một cây có thể đào ra 3, 4 củ trở lên, lớp vỏ màu đen, ruột màu tím hoặc trắng, nhiều chất nhầy.
Loại khoai này rất dễ trồng, ít bị sâu bệnh, trồng bằng củ cắt khúc hơi giống với phương pháp nhân giống khoai tây nhưng nó có dạng thân leo, chỉ cần cắm vào đất như trồng đậu que.
Khoai mỡ bàn chân rất giàu carbohydrate như tinh bột và protein, cho năng suất cao và giàu dinh dưỡng, hàm lượng saponin của nó cao gấp 3,5 lần so với khoai mỡ và choline cao hơn 57 lần. Không chỉ là từng là thực phẩm cứu đói, loại khoai này còn có giá trị y học cao, trồng nhiều ở nông thôn.
Nguồn gốc tên gọi của khoai mỡ bàn chân dựa trên hình dạng củ của nó, rất giống với bàn chân của con người. Loai khoai này có khả năng thích nghi cao, phát triển chủ yếu ở Trung Quốc, nhiệt độ trồng khoàng 25 – 28 độ C, sợ sương giá. Nó không có yêu cầu khắt khe về đất trồng, có thể trồng ở sườn đồi, bãi đất hoang nhưng tốt hơn vẫn nên là đất màu mỡ, tơi xốp, có thoát nước.
Trên thị trường cũng có bán khoai mỡ bàn chân nhưng tương đối hiếm. Mặc dù cùng chi với khoai mỡ nhưng cách xử lý rắc rối hơn nên nó dần không được ưa chuộng như các loại khoai mỡ thông thường. Loại khoai này có thể ăn bằng cách luộc hoặc hấp.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu chế biết đúng cách, loại bỏ hoàn toàn chất độc, tinh bột của loại củ này làm ra được rất nhiều món ngon như trân châu, bún mỳ…