Loại hạt đặc sản của mùa đông có nhiều ở chợ Việt, ăn thường xuyên giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ!
Hạt dẻ trong dân gian được sử dụng trong nhiều bài thuốc để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun sán...
Hạt dẻ từ xưa đến nay được mệnh danh là "vua của các loại quả khô". Vào mùa đông, hạt dẻ luôn là món ăn vặt hấp dẫn của giới trẻ. Với chỉ vị bùi thơm béo ngậy, hạt dẻ không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng lại còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ấm; vào tỳ, vị, thận. Có tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn oẹ, trào ngược.
Ảnh minh họa
Theo khoa học, hạt dẻ giàu tinh bột, protein, chất béo, các axit béo không bão hòa đa, carotenoid, vitamin (như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2), khoáng chất (phốt pho, canxi, sắt, vv) và các chất dinh dưỡng khác. Hạt dẻ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành và loãng xương. Đây là một sản phẩm bổ dưỡng để chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hạt dẻ chứa vitamin B2, thường có lợi cho bệnh loét miệng ở trẻ em và loét miệng ở người lớn rất khó chữa lành. Hàm lượng tinh bột của hạt dẻ cung cấp lượng calo cao, trong khi kali giúp duy trì nhịp tim bình thường, cellulose giúp tăng cường đường tiêu hóa và duy trì hệ thống bài tiết hoạt động tốt. Chất béo không bão hòa có trong hạt dẻ làm giảm cholesterol và ngăn chặn sự lắng đọng trong máu bám vào thành mạch máu, do đó duy trì tính đàn hồi và lưu thông của mạch máu.
6 món ăn bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hạt dẻ
Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng hạt dẻ như một cách để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun sán. Bạn có thể dùng hạt dẻ trong các trường hợp sau:
Ảnh minh họa
- Bổ thận, mạnh gân cốt: Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần.
- Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30 g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
- Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người già: Dùng 30 g hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
- Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người già: Dùng 60 g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2-3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.
- Trị viêm miệng - lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5-7 hạt.
- Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng 30 g hạt dẻ, 12 g phục linh, 10 quả táo, 60 g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn, cho thêm đường trắng.
5 điều cần biết khi ăn hạt dẻ để tránh rước họa vào thân
Ảnh minh họa
- Hạt dẻ có chứa hàm lượng carbonhydrate và năng lượng cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Chính vì vậy bạn chỉ nên ăn hạt dẻ lượng vừa phải để tránh đầy bụng và tăng cân. Tốt nhất là nên ăn 50 – 70gr mỗi tuần.
- Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều hạt dẻ. Trẻ nhỏ có thể bị hóc khi ăn hạt dẻ vì vậy bố mẹ nên cẩn trọng. Ngoài ra cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều kẻo bị khó tiêu.
- Vì năng lượng của hạt dẻ tương đối cao, người bị bệnh tiểu đường hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.
- Người bị bệnh dạ dày cũng cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Vì hạt dẻ chứa thành phần tinh bột là chủ yếu, ít chất xơ nên ăn nhiều có thể gây táo bón, người mắc chứng tiêu hóa cần cẩn trọng.
Những lợi ích của loại rau này rất ấn tượng, từ phòng ngừa ung thư cho tới bảo vệ tim và não bộ.
Nguồn: [Link nguồn]