Loại củ mùa đông giàu vitamin C hơn cam, quýt, ăn thường xuyên chữa bệnh dạ dày và giảm cân hiệu quả
Ưu điểm nổi bật của su hào là có lượng vitamin C dồi dào. Trong 100g su hào chứa 62mg vitamin C, cao hơn cả cam, quýt, gần đủ nhu cầu hằng ngày.
Su hào là một loại rau củ thuộc họ cải, chi bắp cải. Cả củ, lá đều có thể dùng chế biến món ăn xào, luộc, muối dưa, trộn nộm...
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27 kcalo, 1,7 g chất đạm, 6,2 g carbohydrate, 3,6 g chất xơ, 24 mg canxi, 19 mg magiê, 46 mg phốt pho, 350 mg kali, 20 mg natri, 62 mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, su hào có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, phòng chống các bệnh về đường ruột, đặc biệt là ung thư.
Vitamin C trong su hào rất dồi dào. 100g su hào chứa 62mg vitamin C, cao hơn cả cam, quýt, gần đủ nhu cầu hằng ngày.
Su hào còn chứa các khoáng chất tốt như kali, magie, đồng hay vitamin B6 hỗ trợ miễn dịch, chuyển hóa protein, tái tạo hồng cầu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phytochemical trong su hào có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống lão hóa, có giá trị trong phòng chống ung thư, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu.
Hàm lượng calo trong su hào thấp, 100g chỉ có 24-25 calo nên được khuyên dùng cho người bệnh béo phì, muốn giảm cân.
Củ su hào cũng rất giàu các hợp chất carotene, nhất là beta-carotene, tốt cho mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.
7 cách dùng su hào làm món ăn bài thuốc
Chia sẻ trên SKĐS, BS Phó Thuần Hương cho biết su hào rất hữu hiệu trong các món ăn bài thuốc sau:
Ảnh minh họa
Chữa tỳ hư hỏa thịnh đờm tích ở vùng ngực (trong bụng lạnh đau), tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu đục, chữa lở loét ngoài da. Ăn sống có tác dụng giải khát, hóa đờm. Nấu chín chữa đại tiện xuất huyết; đốt tồn tính nghiền mịn trị viêm xoang mũi, thổi vào mũi chữa trúng phong cấm khẩu.
Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng (sống đời) 30g. Hai thứ giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc thường xuyên ăn su hào, dùng su hào chế biến các món ăn khác nhau cũng có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Chữa âm nang (tinh hoàn sưng to): Dùng su hào, thương lục thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.
Chữa đờm tích: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.
Giảm cân, chữa béo phì: Su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol nên là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào.
Giúp thai nhi phát triển tốt hơn: Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Su hào là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Thời tiết giao mùa, cơ thể có khả năng nhiễm một số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng… Nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.
Ảnh minh họa
Lưu ý cần tránh khi ăn su hào
Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều su hào, bởi loại qủa này có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Rau củ quả mọc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe vì chúng hấp thu tinh túy từ thiên nhiên. Không chỉ phần thịt mà phần vỏ cũng chứa dưỡng chất đa dạng không kém. Tuy nhiên,...
Nguồn: [Link nguồn]