Loại củ có nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào TQ liền biến thành món ngon
Nếu chế biết đúng cách, tinh bột của loại củ này làm ra được rất nhiều món ngon như trân châu, bún mỳ…
Loại cây này có nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Trung Quốc từ những năm 1820. Ngày nay, nó đã được chế biến thành nhiều món ngon như trân châu trong trà sữa mà ai cũng thích uống, đó chính là khoai mì (sắn).
Khoai mì thoạt nghe có vẻ giống khoai lang, khoai tây nhưng thực chất lại hoàn toàn trái ngược. Nó chứa một chất rất độc, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ngộ độc nếu ăn phải.
Khoai mì có 2 loại: ngọt và đắng nhưng chúng đều có độc. Tuy nhiên loại khoai mì ngọt ít độc hơn, nhưng cũng không thể ăn trực tiếp, cần gọt vỏ, rửa sạch và nấu chín để ăn. Ngược loại, khoai mì đắng có độc tính cao, chứa một loại linamarin, sau khi ăn vào dạ dày sẽ phản ứng với axit dịch vị tạo ra axit hydrocyanic, là một chất độc thần kinh.
Vì vậy, trước khi ăn loại khoai mì đắng cần phải xử lý chất độc này bằng cách nấu chín rồi mới ăn được. Ở nông thôn, người lớn tuổi thường nói “ăn nhiều sắn sẽ bị say”, đó là biểu hiện của tình trạng ngộ độc nhẹ.
Vì sắn có độc nên bạn cần nhớ không được ăn sống hoặc nấu chưa chín, nếu không sẽ bị ngộ độc.
Khoai mì có biệt danh là "vua tinh bột", tuy độc nhưng đã trở thành thực phẩm của gần 600 triệu người trên thế giới, được trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nếu chế biến đúng cách, loại bỏ hoàn toàn độc tố, khoai mì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như làm mát gan, chống oxy hóa, giải độc tố, phòng ung thư, do nó có chứa một số chất đặc biệt như quercetin, kaempferol, rutin, beta-carotene, ... có lợi cho cơ thể.
Khoai mì tươi có hạn sử dụng ngắn, chỉ nên ăn trong vòng 2 ngày sau khi thu hoạch, muốn bảo quản lâu thì nên cấp đông sau khi gọt vỏ, hoặc ngâm nước.
Trước những năm 1950, người dân Trung Quốc trồng khoai mì làm sản xuất lương thực chính. Đến những năm 1980, vấn đề cơm ăn, áo mặc của người dân đã được giải quyết nên người Trung Quốc không còn sử dụng khoai mì làm lương thực nữa mà chủ yếu làm nguyên liệu chế biến thức ăn và rượu.
Tại Trung Quốc, khoai mì phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tỉnh Quảng Đông, tỉnh Hải Nam và các nơi khác. Vùng trồng nhiều nhất là ở Quảng Đông và Quảng Tây.
Hiện tại, sản phẩm khoai mì được bày bán rộng rãi ở dạng tinh bột, dễ dàng chế biến thành nhiều món như làm bánh ngọt, bột sắn dây, bún, mỳ, nguyên liệu làm trà sữa…
Kết cấu của bột khoai mì sau khi chín trong veo, dai dai, đẹp mắt nên người Trung Quốc thích thêm nó vào làm vỏ bánh há cảo, trân châu nhiều màu sẵn, trông rất hấp dẫn.
Nguồn: [Link nguồn]
Những món ăn này được các chuyên gia Nhật khuyên dùng, nên tích cực ăn thường xuyên.