Loại côn trùng rất hôi nhưng có cái tên trái ngược, được xem là dược liệu quý
Khi xào trên lửa nhỏ, mùi hôi ban đầu biến mất hoàn toàn, thay vào đó mà mùi thơm ấn tượng.
Ít ai có thể biết rằng, những con bọ này có một cái tên rất ấn tượng: Cửu Hương. Cửu Hương sinh trưởng nhiều nhất ở sông Chishui, Vĩnh Ninh Duy, Quý Châu, Trung Quốc.
Cửu Hương có kích thước bằng ngón tay út, thân màu xanh đen hoặc vàng, thường bu kín dưới những tảng đá, thích bò lên thân lá cây ở bụi rậm. Khi gặp nguy hiểm, nó sẽ tiết ra mùi hôi khó chịu, nhưng khi chín lại rất thơm.
Sở dĩ loài bọ này có cái tên như vậy là do liên quan tới sự thay đổi mùi vị khi được nấu chín. Khi rán lên, nó trở nên thơm nồng nên gọi là “Cửu Hương”. Khi nhìn con bọ này, không phải ai cũng dám ăn dù nó có thơm đi chăng nữa.
Ở Quý Châu, Cửu Hương là một loại cao lương mỹ vị, có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Sau khi bắt về sẽ được chần qua nước sôi, rồi đem phơi khô để loại bỏ tạp chất, cuối cùng mới đem chế biến thành món ăn. Thông thường, người ta xào nó trên lửa nhỏ đến khi dậy mùi thơm là có thể ăn được.
Cửu Hương phơi khô có thể dùng làm dược liệu. Nó chứa nhiều chất béo, chất đạm, magiê, mangan… Chất béo của nó chứa axit stearic, axit palmitic, axit oleic… và mùi đặc biệt của nó là do aldehyde và xeton tạo ra.
Hàm lượng mangan và magiê phong phú của Cửu Hương có tác dụng chống ung thư nhất định. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, nó có vị mặn, tính ấm, không độc, có thể điều hòa khí, giảm đau, điều hoà huyết kí, dưỡng tinh, ích thận dương hư, đau thắt lưng và đầu gối, thiếu dương, tiểu nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là loài côn trùng phổ biến ở sông Hồng nhưng lại ít người biết đến. Nhưng khi được chế thành món thì ăn 1 lần...