Loài chim lạ thải ra đặc sản “quý như vàng”, giá gần 40 triệu đồng/kg

Đây là một trong những đặc sản đắt đỏ bậc nhất thế giới, chỉ dành cho giới nhà giàu.

Chắc hẳn nhiều người biết, cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak, được xếp vào hàng "cực phẩm" trong các loại đồ uống đắt đỏ trên thế giới làm từ những hạt cà phê trong phân của những con chồn trên đảo Java của Indonesia. Tuy nhiên bạn đã bao giờ nghe tới cà phê phân chim Jacu?

Với diện tích khoảng 50 ha, Camocim Estate vốn là một trong những đồn điền cà phê nhỏ nhất ở Brazil song nơi này vẫn thu về lợi nhuận rất cao nhờ loại cà phê độc đáo không nơi nào có- cà phê phân chim Jacu.

Jacu là một loài chim lớn, màu đen, giống gà lôi tây, có hệ thống tiêu hóa tạo ra mùi thơm cho hạt cà phê. Ảnh: Modern Farm

Jacu là một loài chim lớn, màu đen, giống gà lôi tây, có hệ thống tiêu hóa tạo ra mùi thơm cho hạt cà phê. Ảnh: Modern Farm

Mọi chuyện bắt đầu vào đầu những năm 2000, khi Henrique Sloper de Araújo tỉnh dậy và thấy rằng, đồn điền cà phê khoảng 50 ha của mình đã bị tàn phá bởi những con chim Jacu (một loài chim lớn, màu đen, giống gà lôi tây).

Lúc đầu, ông vô cùng hoảng sợ, thậm chí còn gọi cho cả cảnh sát và các cơ quan bảo vệ môi trường. Nhưng họ cũng chẳng thể làm gì vì chim Jacu được pháp luật Brazil bảo vệ. “Trong cái khó ló cái khôn”, Henrique bất ngờ này ra một ý tưởng và sự tuyệt vọng nhanh chóng chuyển thành phấn khích.

Thời trẻ, Henrique là một người đam mê lướt sóng. Việc theo đuổi những con sóng đã từng đưa ông đến Indonesia, nơi ông được giới thiệu về Kopi Luwak, một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới, được làm từ hạt cà phê thu hoạch từ phân của những con chồn Indonesia.

Chim Jacu từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê.

Chim Jacu từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê.

Điều này đã cho Henrique một ý tưởng, nếu người Indonesia có thể thu hoạch cà phê từ phân của chồn, thì ông cũng có thể làm điều tương tự với phân của chim Jacu.

“Tôi nhận ra mình có thể thử một thứ gì đó tương tự với chim Jacu. Thách thức nằm ở việc thuyết phục những người hái cà phê của tôi rằng, thay vì quả mọng, họ cần phải săn lùng phân chim”, Henrique nói.

Rõ ràng, Henrique đã phải biến cuộc săn lùng phân chim Jacu thành một cuộc săn tìm "kho báu" đối với những người lao động, trả họ thù lao hậu hĩnh hơn để tìm kiếm số lượng nhất định hạt cà phê được thải ra bằng phân chim.

Loài chim lạ thải ra đặc sản “quý như vàng”, giá gần 40 triệu đồng/kg - 3

Tuy nhiên, việc thu thập phân chim Jacu chỉ là bước khởi đầu của một quá trình vất vả. Quả cà phê sau đó phải được rửa sạch bằng tay, tách vỏ. Chính công việc khó nhọc này khiến cà phê chim Jacu đắt hơn đáng kể so với các loại cà phê khác, nhưng đó không phải là điều duy nhất.

Loài chim lạ thải ra đặc sản “quý như vàng”, giá gần 40 triệu đồng/kg - 4

Henrique phát hiện ra rằng những con chim Jacu chỉ ăn những quả cà phê ngon nhất, chín nhất, vì thế mùi vị cà phê thu hoạch được từ phân của chúng cũng chất lượng hơn hẳn.

Không giống như cà phê Kopi Luwak được tiêu hóa bởi chồn Indonesia, hạt cà phê di chuyển nhanh hơn qua hệ tiêu hóa của chim Jacu và không bị phân hủy bởi protein động vật hoặc axit dạ dày. Những hạt cà phê sau đó được được sấy khô, rang lên và lưu giữ trong giấy da dê 3 tháng. Điều này tạo ra ảnh hưởng đột phá với hương vị cà phê, với mùi thơm được mô tả như "mùi hoa hồi".

Loài chim lạ thải ra đặc sản “quý như vàng”, giá gần 40 triệu đồng/kg - 5

Cà phê từ phân chim Jacu được bán với giá vào khoảng 1.700 USD (gần 40 triệu đồng) mỗi kg. Ảnh: Imperial Teas

Bang Espirito Santo của Brazil là nơi sản xuất cà phê thứ tư trên thế giới, nhưng Camocim Estate là nơi duy nhất sử dụng phân chim jacu để sản xuất cà phê. Trong suốt một thập kỷ qua, đây được coi là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới và đặc biệt phổ biến ở các nước như Pháp, Nhật Bản và Anh, với giá bán vào khoảng 1.700 USD (gần 40 triệu đồng) mỗi kg. Loại cà phê này được nhiều người sành cà phê săn lùng tìm mua.

Cây hoa dại mọc đầy ở Việt Nam, nhiều nơi trên thế giới săn lùng ”chữa bệnh”

Ở nhiều vùng quê cây hoa xuyến chi mọc um tùm. Loại cây này không chỉ được dùng làm món ăn mà có thể trở thành vị thuốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa  ([Tên nguồn])
Món ăn ngon nhất thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN