Loại cá được ví như 'thần dược' của nam giới, được bán đầy ở chợ Việt nhưng tiếc là nhiều người sợ không dám ăn
Món ăn từ cá chạch có nhiều dưỡng chất bảo vệ thận khỏe mạnh, đồng thời có thể bổ thận ích khí, đặc biệt tốt đối với nam giới đang chuẩn bị có con.
Cá chạch còn gọi là chạch hay thu ngư, được ví như “nhân sâm dưới nước”. Cá chạch có thân hình mập mạp, đầu nhọn, dài tầm một gang tay. Toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn nên da rất trơn, nhớt... vì vậy không phải ai cũng biết ăn.
Trong đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết chống lão suy, tráng dương (là thức ăn quý của người già), thanh nhiệt trừ thấp, chữa các bệnh về mật, tụy, trĩ... Đặc biệt cá chạch cùng một số dược liệu khác chữa các bệnh về gan, như: viêm gan cấp, viêm gan mạn, viêm gan vàng da, ung thư gan.
Ảnh minh họa
Theo Tây y, chạch có tới 17 acid amin thiết yếu nên dễ hấp thụ khi ăn. Cá chạch được xếp vào nhóm thực phẩm có nhiều công dụng chống oxy hóa.
Về hàm lượng canxi trong cá chạch, nếu so sánh cùng trọng lượng thì tỉ lệ canxi trong cá chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực/bạch tuộc. Bên cạnh đó, ăn chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin D. Nhớt của cá chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh.
5 công dụng tuyệt vời của cá chạch với sức khỏe
Tốt cho nam giới
Chạch rất giàu lysine là một thành phần thiết yếu để hình thành tinh trùng, vì vậy ăn chạch không chỉ thúc đẩy sự hình thành số lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho nam giới.
Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe
Chạch chứa nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng, thường xuyên ăn chạch có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người cao tuổi sinh ra gãy xương, chất lượng xương giảm. Trong tình huống này nên nấu canh để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Ảnh minh họa
Bổ máu, bảo vệ mạch máu
Chạch rất giàu protein và các nguyên tố sắt, rất hữu ích cho những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, thành phần niacin có trong trạch có thể làm giãn mạch máu, hạ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, có thể điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm thiểu mức độ xơ cứng động mạch vành, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả.
Giúp chống viêm
Chạch chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, rất tốt cho người cao tuổi. Chất nhầy trơn ngoài da của nó cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
Phòng chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy, chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… Đây là những chất cần thiết cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, nhiều người xem chạch là thực phẩm quý báu cần có trên mâm cơm của gia đình.
4 món ăn bài thuốc hữu hiệu với cá chạch
Cá chạch có thể chế biến đa dạng, có thể kho, hấp, nướng, xào, nấu cùng với các thực phẩm khác, kết hợp để thành các món ăn bài thuốc:
Cá chạch chữa suy giảm tình dục
Dùng 250g cá chạch đã làm sạch, hạt rau hẹ 50g, cho 2 thứ vào nồi với 500 ml nước sạch, muối ăn vừa đủ, nước sôi thì om nhỏ lửa om cho đến khi chín nhừ. Mỗi ngày ăn một lần, 10 lần là một liệu trình. Dùng 2 liệu trình sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái, tăng cường tình dục và chữa liệt dương khá công hiệu.
Cá chạch chữa đái tháo đường
Cá chạch làm sạch phơi khô, đem đốt thành than tán bột. Lá sen tươi cũng đem phơi khô tán bột. Khi dùng, lấy 2 thứ với lượng bằng nhau, trộn đều, mỗi lần 2 thìa nhỏ.
Cá chạch có thể chữa suy nhược cơ thể
Bài thuốc này có công dụng bổ tì vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng… Cá chạch 120g, đem chiên vàng; các vị thuốc gồm: hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem nấu kỹ, lấy nước, bỏ bã, chia dùng vài lần trong ngày.
Cá chạch chữa gan, tiểu tiện không thông
Món này giúp bổ tì vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan, vàng da, tiểu tiện không thông. Cá chạch 250g, đậu hũ 0,5 kg. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu đuôi, đậu xắt miếng đem nấu chín rồi cho cá vào đun sôi một lát là được, thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.
Lưu ý: Món ăn này mặc dù không hợp với người hay bị dị ứng. Người mắc bệnh âm hư hỏa thịnh cũng không nên ăn nhiều.
Ngoài ra, cần tránh nấu cá chạch với cua, thịt chó, tiết chó.
Hàu là món khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là những người yêu thích hải sản.
Nguồn: [Link nguồn]