Lan truyền cách sai lầm trong bảo quản trái bơ – có thể là nguồn nuôi dưỡng vi khuẩn nguy hiểm

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Hiện đang là mùa của quả bơ, giá thành khá rẻ và nhiều người muốn giữ cho quả bơ tươi đã học theo cách bảo quản bơ sai lầm trên mạng xã hội. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã lên tiếng cảnh báo điều này.

1. Trào lưu bảo quản quả bơ trên TikTok và Facebook 

Trong một video được chia sẻ nhiều mạng xã hội, một tài khoản người dùng TikTok đã chỉ cách bảo quản nửa quả bơ trong một thùng nước qua đêm, hôm sau lấy ra thì thấy bơ vẫn chín và tươi. Một tài khoản khác đã cất giữ một quả bơ chưa cắt trong một bình nước trong tủ lạnh, để lộ ra bên trong một quả bơ xanh, mịn hoàn toàn sau khi ngâm hai tuần. Video này nhanh chóng lan truyền, thu về hơn 6 triệu lượt xem trước khi tài khoản này gỡ xuống.

Tuy nhiên, FDA lên tiếng phản đối thông tin lan truyền này trên TikTok và Facebook khi hướng dẫn cách lưu trữ cả quả hoặc cắt miếng trong nước để giữ chúng tươi lâu hơn. Thực tế, một quả bơ được bảo quản trong một bát nước là một "công thức" cho sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm.

Nhìn bề ngoài quả bơ, dường như đó là cách bảo quản khoa học và hợp lý. Người dùng cho rằng bằng cách bảo quản bơ trong nước, bạn đang làm chậm quá trình oxy hóa và giữ cho quả chín và xanh lâu hơn. Nhưng trên thực tế, phương pháp này không giữ nước, theo FDA, cách làm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Quả bơ được bảo quản trong một bát nước là một "công thức" cho sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm.

Quả bơ được bảo quản trong một bát nước là một "công thức" cho sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm.

2. Những rủi ro cho sức khoẻ khi ăn quả bơ ngâm trong nước

Mặc dù nước có thể giúp giữ được độ tươi và hương vị của quả bơ, nhưng nó cũng có thể khiến bạn mắc các bệnh do thực phẩm gây ra.

Theo Jannell Goodwin, phát ngôn viên của FDA: "Mối quan tâm chính là khả năng bất kỳ mầm bệnh nào (như Listeria monocytogenes và Salmonella) có thể sinh sôi trong quá trình bảo quản khi bị ngập trong nước. Goodwin cũng cho biết: "Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của FDA đã chỉ ra rằng vi khuẩn Listeria monocytogenes có khả năng xâm nhập và vào bên trong cùi của quả bơ khi ngâm trong các thùng chứa chất thải làm lạnh trong vòng 15 ngày trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, ngay cả việc khử trùng vỏ bơ trước khi cắt lát cũng không loại bỏ được chất nhiễm bẩn."

Nghiên cứu trước đây của FDA cho thấy 17% bơ nhập khẩu và bơ nội địa có dấu vết của vi khuẩn Listeria monocytogenes trên vỏ và 1% được xét nghiệm dương tính với Salmonella. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể gây sốt, đau nhức cơ bắp, buồn nôn và tiêu chảy; Salmonella có thể gây sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng. Cả hai đều có thể gây bệnh nặng và tử vong ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trong khi vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.

Khi bạn cắt một quả bơ, tách làm đôi, sau đó ngâm nó trong nước, bạn đã cung cấp một môi trường hoàn hảo để tạo ra mầm bệnh. Ảnh: News

Khi bạn cắt một quả bơ, tách làm đôi, sau đó ngâm nó trong nước, bạn đã cung cấp một môi trường hoàn hảo để tạo ra mầm bệnh. Ảnh: News

Matt Regusci - giám đốc bộ phận của ASI Food Safety, một công ty tư vấn ở St. Anne, Missouri, chuyên về kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm cho biết: "Vi khuẩn như listeria và salmonella là những sinh vật sống, chúng cần nhiệt độ thích hợp, thức ăn và quan trọng nhất là nước để phát triển. Do đó, khi bạn cắt một quả bơ, tách làm đôi, sau đó ngâm nó trong nước, bạn đã cung cấp một môi trường hoàn hảo để tạo ra mầm bệnh."

Ngay cả khi bạn chọn không cắt quả bơ của mình trước khi ngâm chúng, bạn vẫn có thể gặp rủi ro. Bơ nguyên trái, đã rửa sạch vẫn có thể chứa dấu vết của vi khuẩn xâm nhập vào phần ăn được của trái theo thời gian.

Matt Regusci cho biết quả bơ bắt đầu chuyển sang màu nâu khi chúng tiếp xúc với oxy, trong một quá trình được gọi là oxy hóa. Ông giải thích: "Điều tương tự cũng xảy ra với táo và khoai tây. Quả bơ khi chuyển sang màu nâu không liên quan đến nguy cơ sức khỏe, nó chỉ trông không đẹp".

Rửa sạch, lau bằng khăn sạch và để khô ngoài không khí và bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi bơ chín

Rửa sạch, lau bằng khăn sạch và để khô ngoài không khí và bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi bơ chín

3. Cách bảo quản bơ tươi an toàn

Trước khi sử dụng sản phẩm, FDA khuyến cáo bạn nên rửa sạch bơ dưới vòi nước đang chảy và dùng bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn hoặc vi khuẩn. Lau khô bằng khăn sạch và để khô ngoài không khí, sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi chín.

Khi bạn đã cắt xong quả bơ, hãy thêm một vắt chanh hoặc nước cốt chanh lên bề mặt tiếp xúc nếu bạn không định sử dụng cả quả ngay lập tức. Điều này sẽ giúp giữ chúng tươi lâu hơn, vì axit citric trong những loại trái cây này có thể làm chậm quá trình oxy hóa. Sau đó, bọc trái cây trong màng bọc thực phẩm.

Bảo quản các lát bơ trong tủ đông là một cách tiện lợi khác để ngăn vi khuẩn phát triển. Bộ phận làm lạnh thực phẩm đến 0 độ F sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn có trong thực phẩm, USDA lưu ý (nhưng hãy nhớ rằng những vi khuẩn này có thể tiếp tục sinh sôi như bình thường sau khi thực phẩm rã đông).

Nguồn: [Link nguồn]

Những lưu ý khi lựa chọn, bảo quản, sử dụng hành lá

Hành lá là gia vị gần như không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Hành lá vừa tăng mùi vị hấp dẫn cho món ăn, vừa dùng để tô màu bắt mắt thị giác. Tuy nhiên, muốn chọn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN