Kinh dị món lẩu làm từ... phân bò
Bạn có thể ghé thăm vùng đông nam bộ của tỉnh Quý Châu, Trung Quốc để thưởng thức món ăn dễ gây ám ảnh này.
Cận cảnh nồi lẩu “phân bò”
“Phân bò” được dùng trong món ăn này thực chất được gọi là “Ngưu biệt”, là dịch cỏ chưa tiêu hóa hết trong dạ dày của bò, hay chính xác hơn là tiền thân của phân bò. Đầu bếp sẽ chế biến thứ này cùng mật bò và gia vị, sau đó đun sôi rồi thưởng thức như lẩu. Đây là một đặc sản của khu tự trị do tộc người Miêu và người Thống quản lý.
Tương truyền thời xưa, món lẩu “ngưu biệt” bắt nguồn từ sáng kiến của một người Quý Châu. Người này mắc bệnh về đường ruột, thường xuyên đau bụng, đi ngoài. Ông tìm kiếm danh y khắp bốn phương nhưng đều không có tác dụng. Sau đó, ông thấy bò và dê mạnh khỏe nhờ ăn cỏ, liền đánh liều ăn thử “ngưu biệt”. Thật không ngờ chỉ sau vài lần, bệnh của ông đã khỏi hẳn. Tiếng lành đồn xa, mọi người trong vùng bắt đầu học theo, dần dần hoàn thiện kỹ năng chế biến, gia giảm nguyên liệu và hương liệu. Từ đó trở đi, món lẩu “ngưu biệt” được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành đặc sản của vùng đất Quý Châu.
“Ngưu biệt” thô trước khi được làm sạch, chế biến
Quá trình sản xuất và gia công nguyên liệu cho món đặc sản này khá được chú trọng. Những con bò được chọn để lấy “ngưu biệt” sẽ được cho ăn cỏ tươi và nguyên liệu đông y trong một thời gian dài trước khi “lên thớt”. Cỏ và nguyên liệu đông y sau khi được tiêu hóa trong dạ dày và ruột non sẽ trở thành dịch thảo dược giá trị. Sau khi được chế biến và thêm hương liệu, món ăn này không những thơm ngon mà còn tốt cho dạ dày, giải nhiệt và có lợi cho tiêu hóa.
Một sạp hàng bán “ngưu biệt” ở chợ quê
Mỗi dịp Tết đến, người dân nơi đây lại giết thịt dê, bò để nấu lẩu để tiếp đãi khách. Họ thường vừa đun lẩu vừa nhâm nhi thưởng thức. Trong nồi lẩu có thể cho thêm các loại thịt để thực khách thưởng thức. Sau khi ăn hết thịt và rau, mỗi người sẽ uống một bát canh “ngưu biệt”. Theo những người từng may mắn được thưởng thức, món lẩu trước khi nấu quả thực có mùi phân bò, nhưng sau khi được nêm thêm các hương liệu đông y như xương bồ, hoắc hương, xuyên không, món canh này “càng ăn lại càng thấy thơm”.
Cảnh những con bạch tuộc vẫn còn ngoe nguẩy trong món ăn của Nhật Bản sẽ khiến không ít người phải rùng mình.