Không muốn 'hại chết người' thì đừng nấu những món này cùng gan lợn
Gan lợn là thực phẩm bổ dưỡng nếu chế biến và ăn đúng cách. Tuy nhiên với một số người mắc bệnh hoặc khi kết hợp với một số thực phẩm 'đại kỵ', gan lợn có thể trở thành thuốc độc.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Guốc gia, cho rằng gan lợn là cơ quan thải độc của cơ thể cho nên tồn dư nhiều chất độc hại là sai lầm. Thực tế độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể. Vì vậy ăn gan an toàn nếu chế biến đúng cách.
Bác sĩ Hải cho biết, gan lợn, bò, vịt, gà chứa nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Vitamin A trong gan có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em. Trong 100 g gan heo chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A. Ngoài ra trong gan còn có vitamin B, D, axid folic, nicotilic, rất tốt cho sức khỏe.
Những thứ cấm kỵ ăn với gan
Không ăn gan lợn cùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu.
Theo đó, nếu xào gan lợn với giá đỗ vì trong đỗ có nhiều vitamin C sẽ khiến cho giá đỗ bị mất đi gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng.
Không ăn gan lợn chưa qua chế biến
Trong gan có chứa rất nhiều độc tố, một phần do lượng chất độc trong thức ăn đem vào cơ thể còn tồn dư, một phần là do chức năng gan là mơi giải độc nên nhiều chất độc tập trung hết vào gan.
Vì thế, khi ăn gan lợn phải chế biến thật kỹ, tuyệt đối không ăn gan chưa chín, còn tái hoặc chưa qua chế biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Không ăn gan lợn xào giá đỗ
Gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ. Vitamin C trung tính và có tính kiềm không ổn định, trong khi gan có nhiều vi lượng như đồng, sắt nên dễ làm oxy hóa phân giải vitamin C.
Không ăn gan lợn và gỏi cá
Theo Đông y, gỏi cá là thực phẩm sống lạnh kết hợp với gan heo sẽ sinh ra chứng trường ung, gây trướng bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải trường hợp này, có thể dùng nước cam thảo nóng để trị.
Không ăn gan lợn kết hợp rau cần, cà rốt
Gan lợn chứa các ion kim loại làm phân giải vitamin C, gây mất tác dụng của cà rốt. Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Không ăn gan lợn và cải xoăn
Kết hợp cải xoăn với gan lợn sẽ làm cho hàm lượng vitamin C dồi dào trong cải xoăn bị phân giải và không có tác dụng. Do đó không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, xơ rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giá đỗ...