Khoai lang có dấu hiệu thường gặp này cần vứt bỏ ngay, nếu cứ ăn khác nào rước độc vào người
Độc tố trong khoai lang có đốm đen cực độc nên nếu củ khoai đã biến chất thì mạnh dạn vứt đi. Tuyệt đối không cắt gọt để sử dụng tiếp.
Theo kinh nghiệm từ xưa, nhiều người có thói quen mua khoai lang về tích trữ vì nghĩ rằng khoai để lâu để ăn ngọt hơn. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, "thời điểm vàng" để ăn khoai lang là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất.
Ngược lại, khoai lang càng để lâu thì lượng nước càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi… Nếu để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, làm thay đổi hương vị, xuất hiện mùi khó chịu. Đó là hiện tượng khoai hà.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai bị hà là do đã bị nhiễm khuẩn vằn đen nhưng nhiều người vì tiếc của nên không vứt đi mà chỉ dùng dao loại bỏ phần đốm đen rồi luộc ăn bình thường. Thực chất, khi khoai đã bị hà, dù hớt bỏ, luộc hay nướng kỹ đến đâu cũng sẽ không thể tiêu diệt được toàn bộ độc tố.
Cũng theo các chuyên gia thực phẩm, bệnh khuẩn vằn đen có thể tiết ra các độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang, đây đều là những chất cực độc đối với gan. Khi đã trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, khi ăn khoai lang cần tránh những điều sau đây:
Không ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Không ăn khoai mọc mầm
Ăn khoai để lâu vô tình sẽ nạp thêm nhiều đường vào cơ thể. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…
Không ăn cùng với quả hồng
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Không ăn khoai thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Bởi khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Không ăn khi đói và buổi tối
Khoai lang được khuyến cáo không ăn khi bụng đói cũng như không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn vào lúc đói dễ bị đầy bụng, trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém.
Thời điểm ăn khoai tốt nhất là buổi trưa, khoảng 10-12h. Nếu ăn khoai vào bữa sáng thì nên ăn thêm các thực phẩm khác như các loại hạt, rau xanh hoặc sữa để có bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng.
Khoai lang là món ăn quen thuộc của người Việt, được ví như một loại "thuốc quý" rẻ tiền, vừa tăng tuổi thọ...
Nguồn: [Link nguồn]