Hai nhóm người cần lưu ý khi ăn trứng vịt kẻo rước thêm bệnh vào người
Trứng vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho não bộ, xương khớp, hỗ trợ bảo vệ mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng thường xuyên được.
Trứng vịt là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Một quả trứng vịt thường có chứa gần 130 đơn vị calo, lượng calo này trong trứng vịt gấp đôi lượng calo trong trứng gà, tuy nhiên kích thích trung bình của một quả trứng vịt thường gấp 30% so với trứng gà. Hơn thế nữa, trong trứng vịt có chứa 9 gam protein và 9,7 gam chất béo triglyceride, cũng không thể không kể đến hàm lượng canxi và kali có trong trứng vịt.
Nếu đem so sánh trứng gà và trứng vịt thì bạn sẽ thấy được những điểm khác biệt rõ ràng.
Trong 100 gam trứng vịt thì sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 185 đơn vị calo, trong khi đó ở trứng gà thì con số này là 149 đơn vị calo.
Hàm lượng tinh bột ở trứng gà và trứng vịt tương đương nhau, còn hàm lượng protein ở trứng vịt sẽ cao hơn trứng gà. Những thành phần khoáng chất ở trứng vịt và trứng gà tương đương nhau.
Với thành phần dinh dưỡng vượt trội, trứng vịt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tốt cho hệ cơ xương, tăng cường sức khỏe não bộ, có lợi cho sức khỏe tim mạch, thúc đẩy sức khỏe của mắt, giữ cho làn da và mái tóc khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe tinh thần, giúp kiểm soát cân nặng,..
Trứng vịt dù tốt nhưng theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, không phải ai cũng nên sử dụng thường xuyên, đặc biệt là những trường hợp sau:
Người bị dị ứng
Protein trong trứng vịt là một chất gây dị ứng phổ biến. Đây là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các triệu chứng dị ứng trứng có thể từ phát ban trên da đến khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng đến hô hấp và có thể đe dọa đến tính mạng.
Người có bệnh nền tim mạch, tiểu đường
Trứng vịt có hàm lượng cholesterol khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng cholesterol trong lòng đỏ trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người khỏe mạnh.
Lòng đỏ trứng đã được chứng minh là có khả năng làm tăng mức cholesterol xấu (LDL-cholesterol) ở một số người, nhưng nó cũng giúp tăng cholesterol tốt (HDL-cholesterol) kèm theo.
Tuy nhiên, do hàm lượng cholesterol cao, những người mắc bệnh tiểu đường hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tim không nên sử dụng trứng vịt thường xuyên.
Một số vi khuẩn trong ruột có khả năng chuyển đổi choline thành một hợp chất được gọi là trimethylamine N-oxide (TMAO). Theo một số nghiên cứu, nồng độ TMAO trong máu cao có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những người sử dụng chế độ ăn nhiều chất béo sẽ sản sinh ra nhiều TMAO.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng liệu TMAO có phải là một yếu tố rủi ro hay không. Một số loại thực phẩm có hàm lượng TMAO cao tự nhiên như cá, nhưng lại được khuyến cáo là sử dụng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn trứng như thế nào tốt cho sức khỏe?
Hiện nay, khuyến cáo dành cho những người bình thường, không mắc bệnh lí đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới là ăn một quả trứng mỗi ngày.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nên ăn 5-6 quả trứng/tuần, để đảm bảo cho việc phát triển não bộ. Với những người có lượng cholesterol trong máu cao, vẫn có thể ăn một quả trứng/tuần chứ không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn.
Cần lưu ý, khi ăn trứng chần hoặc trứng lòng đào, nếu trứng không sạch, chúng ta cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, ví dụ như vi khuẩn salmonella. Tuy nhiên, khi ăn trứng chín quá cũng không tốt vì làm giảm một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, axit béo, chất chống oxy hóa.
Nguồn: [Link nguồn]
Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng, có công hiệu dưỡng huyết, ích trí. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại thực phẩm này.