Hạ độc chính mình nếu ăn trúng 2 loại rau củ vị đắng thường gặp này khi mưa bão, giao mùa
Ăn nhiều rau củ có vị đắng rất tốt cho sức khỏe, hợp với thời tiết mưa bão, gió lạnh, giao mùa hiện nay. Nhưng tuyệt đối không được ăn 2 loại rau củ vị đắng sau kẻo tự hạ độc chính mình.
Rau vị đắng giúp ngừa ung thư
Có 5 vị hay gặp trong ăn uống là chua, cay, mặn, ngọt, đắng - và vị khó ăn nhất có lẽ là vị đắng. Nhưng theo dân gian rau củ quả có vị đắng (như mướp đắng, cải xanh, cải bẹ, các loại rau thơm…) rất tốt cho sức khỏe.
Mưa bão, giá lạnh, chuyển mùa là "thời điểm vàng" cho các bệnh truyền nhiễm sinh sôi – nên rất cần thiết tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh và an toàn.
Cà chua xanh có vị đắng nhưng không nên ăn vì rất độc. Ảnh minh họa.
Còn trong y học hiện đại thì rau vị đắng có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Cho dù tới nay các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được cơ chế hình thành của tất cả các loại ung thư, chưa thể khẳng định loại rau nào có tác dụng phòng chống ung thư chủ yếu.
Nhưng việc ăn không đủ lượng rau xanh sẽ làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư.
Vì vậy, cách phòng ngừa ung thư tốt nhất là không kén ăn, không giới hạn loại rau và ăn tất cả những loại rau có lợi cho sức khỏe.
Nhưng có 2 loại rau quả có vị đắng không được ăn
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, một người trưởng thành cần ăn 300-500gr rau/ngày - trong đó các loại rau củ quả sẫm màu phải chiếm 1/2.
Những người ăn được rau củ vị đắng thường là người có sức khỏe tốt - nhưng không phải loại vị đắng nào cũng tốt cho cơ thể con người vì trong số các rau củ có vị đắng tuyệt đối không được ăn 2 loại này kẻo tự hạ độc chính mình
Cà chua xanh
Khi ăn cà chua xanh khoang miệng có cảm giác đắng chát, kèm theo triệu chứng chóng mặt, nôn ói... Nếu ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.
Đó là do trong quả cà chua xanh có chứa chất solanine - gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa sau khi ăn, thậm chí có thể làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, nguy hiểm đến tính mạng.
Củ khoai tây đã mọc mầm, có vùng chuyển màu xanh cũng không được ăn vì đã có độc tố. Ảnh minh họa.
Củ khoai tây mọc mầm
Củ khoai tây đã mọc mầm hãy bỏ đi, đừng vì tiếc rẻ mà ăn vào - bởi nó có chứa chất solanin, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, da xanh, tiết nước bọt, chóng mặt và các triệu chứng ngộ độc khác.
Nếu ăn lượng ít, chất độc trong khoai tây gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nếu ăn lượng nhiều, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn - thậm chí có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn,...
Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện. Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng chất độc vào ăn vào, mức độ điều trị và hỗ trợ y tế.
Những củ khoai tây có dấu hiệu một chỗ chuyển màu xanh lá cũng không nên ăn, bởi chúng đã mang trong mình độc tố đủ để gây ngộ độc và có thể hạ gục người ăn.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh và khoai tây đã mọc mầm.
Đặc biệt mùa mưa bão nhiều người muốn dự trữ khoai tây thì cần chắc chắn loại bỏ hết những củ hỏng.
Nơi dự trữ khoai tây cần thoáng mát, khô ráo (vì nước kích thích sự nảy mầm của khoai tây), tránh bảo quản khoai tây cùng hành tây - vì theo dân gian hai thứ củ này để gần nhau có thể thúc đẩy nhanh quá trình nảy mầm (dù chưa có nghiên cứu khoa học công bố về hiện tượng này).
Nguồn: [Link nguồn]
Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với trứng, nếu ăn cùng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc có thể khiến cơ thể bị tiêu chảy, ngộ độc.