Gợi ý mâm cỗ, bài văn cúng Giao thừa để đón năm mới

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Trong giao thừa lễ mặn hoặc ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị nhưng mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận để mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên.

Theo nhà văn hóa, TS. Trần Hữu Sơn, cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán.

Lễ Giao thừa trong dân gian là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Mâm cỗ cúng giao thừa. (Ảnh minh họa)

Mâm cỗ cúng giao thừa. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, mâm cỗ gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, bao gồm hương hoa, trầu cau, vàng mã.

Ngoài ra, lễ mặn hoặc ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị nhưng mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận để mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên.

Lễ vật cúng giao thừa gồm:

- Gà trống tơ luộc

- Bánh chưng (miền nam không có cũng được)

- Xôi (gấc)

- Trái cây (chuối,quít...)

- Đèn nến

- Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)

- Trầu cau (không có cũng được)

- Rượu/trà (rượu trước sau đến trà)

- Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã (giống trong Tuồng Chèo), chính là mũ để cúng tế vị thần.

- Nhang đèn.

Những lễ vật này cần được chuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng được đặt trên bàn hay mâm lớn kê trên một cái đôn (không để trên mặt đất). Tới đúng thời điểm giao thừa, người dân thắp đèn, hương. Nếu có chuẩn bị văn khấn trên giấy để đọc thì sau khi đọc xong, người ta đốt ngay cùng với tiền, vàng dâng cúng.

Đặc biệt, theo phong tục từ cổ xưa, mọi nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng… nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái…

Bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà theo sách Văn khấn nôm truyền thống:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại chư vị tiên linh

Chúng con là:…

Ngụ tại:….

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Nguồn: [Link nguồn]

Gà cúng Giao thừa chọn và luộc theo cách này, gà vàng óng, đẹp mắt, không nứt da lại đơn giản vô cùng

Cúng Giao thừa không thể thiếu món gà luộc nguyên con để thắp hương. Nhiều gia đình khéo tay, cầu kỳ còn trình bày, trang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN