Giật mình vì những loại rau củ quả khủng nhất trên thế giới
Hội chợ nông sản của bang Alaska thường được tổ chức hằng năm ở Palmer. Đây không phải là hội chợ nông nghiệp bình thường. Ở đây nông dân thường xuyên trưng bày rau củ quả có kích cỡ khổng lồ nhất khiến cho bất kỳ một du khách nào cũng phải kinh ngạc.
Ví dụ như một chiếc bắp cải nặng 138 pound (gần 63 kg), dưa đỏ 65 pound (gần 30kg), và bông cải xanh 35 pound (16 kg) chỉ là một vài trong số những "con quái vật" mọc ra từ đất Alaska trong những năm gần đây. "Một số thứ quá lớn, bạn thậm chí không thể nhận ra chúng là gì", giám đốc phụ trách mùa vụ của hội chợ Kathy Liska nói.
Một quả bí ngô khổng lồ và bắp cải tại Hội chợ bang Alaska
Tại sao các loại rau mọc quá lớn ở Alaska? Bởi vì mặt trời và khí hậu.
Alaska thường có một mùa sinh trưởng rất ngắn, trung bình chỉ 105 ngày. Để so sánh, mùa sinh trưởng của California kéo dài gần 300 ngày. Tuy nhiên, mùa trồng ở Alaska gần như không có đêm.
Vùng đất này nằm gần cực bắc, nơi nó có đến 19 giờ nắng mỗi ngày, trong mùa hè và ở đỉnh cao của mùa sinh trưởng. Thêm giờ ánh sáng mặt trời cho phép cây trồng Alaska phát triển một cách mạnh mẽ.
Ngay cả trong mùa sinh trưởng cũng ngắn hơn nhiều tháng so với phần còn lại của toàn nước Mỹ, những người làm vườn ở Alaska cũng vẫn có thể nuôi trồng ra những loại rau lớn nhất trên thế giới.
Tăng cường quang hợp cũng làm cho sản phẩm ngon ngọt hơn. Ví dụ, cà rốt Alaska, dành gần 3/4 trong ngày dưới mặt trời để sản xuất ra đường, và chỉ còn lại 1/4 thời gian của nó được dùng để biến đường đó thành tinh bột. Thực vật như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cải brussel, củ cải, khoai tây, củ cải đường, cà rốt, rau bina và rau diếp đều phát triển rất tốt ở đây.
Những nông dân trồng rau củ đoạt các giải thưởng trong cuộc thi ghi vào kỷ lục Guinnes “những rau củ lớn nhất thế giới”
Phần lớn những loại rau khổng lồ này đều được những người nông dân nuôi, trồng ở Thung lũng Matanuska-Susitna. Ban đầu nó là một thử nghiệm trong những năm 1930 để tăng sản lượng nông nghiệp của đất nước trong thời kỳ Đại suy thoái. Hơn 240.000 mẫu Anh đã được dành cho nông dân từ Minnesota, Wisconsin và Michigan đưa vào chương trình thử nghiệm.
Nhưng việc thiếu cơ sở hạ tầng và không có nguồn cung cấp cơ bản làm nản chí những người định cư và đến năm 1940, hơn một nửa dân số đã rời thung lũng. Năm 1965, chỉ còn lại 20 hộ gia đình. Mặc dù đây không phải là một thành công bùng nổ, nhưng tại thung lũng, những trang trại đã trở nên ổn định, đủ để cung cấp sữa và các sản phẩm nông nghiệp. Điều này mặc dù không làm tăng đáng kể dân số ở khu vực, nhưng lại phát triển mạnh ở Thung lũng Matanuska là vùng sản xuất nông nghiệp chính ở Alaska. Mùa màng phát triển bất thường và quy mô rau củ khổng lồ đã khiến rau củ ở đây trở thành thương hiệu của khu vực.
Cô nông dân Alaska giữ hai quả bí ngòi mà cô mang đến để tham gia vào cuộc thi rau khổng lồ
Một chiếc bắp cải khổng lồ tại Hội chợ bang Alaska
Quả bí ngô khổng lồ nặng khoảng 1.780 pound (hơn 800 kg) bên trong một nhà kính ở Anchorage
So sánh một con tuần lộc bên cạnh một quả bí ngô trong cuộc thi bí ngô khổng lồ của Hội chợ bang Alaska
Có những nhà hàng ở xứ Basque và Catalonia này mà bạn phải đặt lịch trước cả năm mới có bàn để ngồi. Ẩm thực Tây...