Gà đốt mít - Biến tấu độc lạ ở vùng Bảy Núi
Gà và mít được nấu trong niêu, lửa đốt cả dưới và trên nắp, khi gà chuyển sang màu vàng ươm, lớp da ửng mỡ, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là gà đã chín.
Chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản là đã có một món gà rất độc đáo.
Ẩm thực Khmer ở Bảy Nùi là một trong những thành phần quan trọng đóng góp vào sự đa dạng, phong phú trong dòng chảy văn hóa ẩm thực An Giang. Gà đốt mít là một trong những món ăn điển hình nơi đây.
Một con gà, một trái mít non và một ít gia vị là đã đủ nguyên liệu để chế biến thành món gà đốt mít độc đáo, vừa quen thuộc lại vừa lạ miệng, mang đủ đầy hương vị đặc trưng của vùng đất thất sơn.
Muốn có món gà đốt mít chất lượng, phải chọn loại gà tơ thả vườn, sau khi sơ chế gà và mít non xong thì ướp cùng với đường, muối, ớt, lá chúc cho đến khi thấm đều các gia vị thì cho vào niêu đất.
Chuẩn bị trước khi nấu.
Trước khi đốt, phải trải một lớp muối hột và lót thêm một lớp sả, lá chút tươi dưới đáy niêu. Để món gà đốt thêm phong phú, người dân tộc còn cho thêm vài củ tỏi để nguyên vỏ, cho miếng mít non vào, đốt chung với gà.
Món gà đốt ngon hay không, một phần là do bí quyết chế biến, chủ yếu là khâu ướp gia vị và kỹ thuật đốt lửa, sao cho thịt gà chín đều, da giòn mà không khét, muốn vậy phải đốt niêu lúc đầu cho lửa to, sau nhỏ dần. Ngoài đối dưới đáy niêu còn phải có một lớp than hồng trên nắp niêu, có như vậy gà mới chín đều và thơm ngon.
Lửa được đốt cả ở trên và dưới làm cho gà chín đều và thơm ngon hơn.
Khi gà chuyển sang màu vàng ươm, lớp da ửng mỡ, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là gà đã chín. Ăn một miếng gà béo ngậy thơm lừng, ăn kèm với miếng mít tơ dẻo bùi bùi rồi chấm với nước mắm chua ngọt thơm phức, lúc đó mới cảm nhận được hương vị của vùng bảy núi, luôn nhớ không thôi.
Gà đốt mít trong quá trình chế biến luôn bốc mùi thơm, đánh thức giác quan của những người xung quanh.
Món gà biến tấu do người dân tộc thực hiện rất độc đáo.
Nguồn: [Link nguồn]
Gà rang kiểu truyền thống mãi cũng chán, đem rim chua ngọt theo công thức này người lớn trẻ nhỏ đều mê tít.