Dùng tỏi tươi ngừa COVID-19, nhiều người ăn sai gây hại khủng khiếp mà không biết
Một số đối tượng như trẻ em bụng dạ yếu, người bị dị ứng tỏi, người bị bệnh liên quan đến dạ dày… cần dùng tỏi một cách thận trọng, ngưng sử dụng nếu gặp phản ứng, bất kể là ngậm tỏi hay nhai tỏi sống.
Một số đối tượng như trẻ em bụng dạ yếu, người bị dị ứng tỏi, người bị bệnh liên quan đến dạ dày… cần dùng tỏi một cách thận trọng, ngưng sử dụng nếu gặp phản ứng, bất kể là ngậm tỏi hay nhai tỏi sống.
Tìm hiểu về công dụng của tỏi với sức khỏe và đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên hơn 1 tháng nay, ngày nào anh Mạnh Hải (Tây Hồ) cũng chuẩn bị vài nhánh tỏi tươi, nhâm nhi cùng chén rượu trước mỗi bữa cơm với mong muốn phòng COVID-19.
Không những thế, anh còn dùng tỏi giã nhỏ pha cùng nước sôi để nguội nhỏ vào mũi để cải thiện chứng viêm mũi dị ứng hành hạ do thời tiết nồm ẩm.
Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) không thể phủ nhận công dụng của tỏi với sức khỏe, nhưng thực tế chưa một nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi có tác dụng diệt virus, bất kể loại virus gì, đặc biệt là nCoV. Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng tỏi khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đều là kinh nghiệm dân gian. Việc dùng tỏi giã nát pha với nước sôi để nguội để nhỏ mũi cũng"không có cơ sở khoa học", thậm chí rất nguy hiểm.
Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải trả giá vì dùng tỏi sai cách. Các chuyên gia cảnh báo, chất Allicin có trong tỏi sống là mạnh nhất, tính kích thích của nó cũng khá cao nên không nên tiêu thụ nhiều. Khi dùng tỏi để trị bệnh cần lưu ý dùng đúng cách:
Không ăn tỏi lúc đang đói
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác sẽ tổn thương dạ dày và đường tiêu hóa nghiêm trọng. Vì tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh gây đau nhiều hơn.
Không ăn thường xuyên, liên tục
Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.
Không ăn khi đang uống thuốc
Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Hạn chế ăn khi sức đề kháng yếu
Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.
Người bệnh gan, thận không nên ăn
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay… không thích hợp với người mắc bệnh gan, thận hoặc đang mắc các bệnh nặng phải dùng thuốc. Với những người này nếu ăn nhiều đồ cay nóng như tỏi có thể làm cho bệnh cũ tái phát, làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Tỏi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên người bị bệnh gan, mắt hoặc đang uống thuốc… thì không nên ăn.