Đừng nấu cơm như cũ nữa, thêm thứ này vào kiểu gì cũng thơm lừng "hạt ngọc trời"

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Chỉ với nguyên liệu quen thuộc, sẵn có trong bếp, bạn làm theo mẹo hay này là đã nấu được nồi cơm thơm lừng, mẹ chồng ăn xong chỉ có khen nức nở.

Mẹo hay nấu cơm thơm, dẻo ai cũng tấm tắc khen

Nấu cơm là một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cơm ngon. Nếu nấu cơm không đúng cách, rất dễ rơi vào tình trạng cơm bị nhão, khô, không có mùi thơm, ăn rất dở.

Thông thường cơm là món hầu như ai cũng nấu được, chỉ cần vo gạo, thêm nước, nhấn nút nồi cơm điện là xong. Tuy nhiên, để nấu được nồi cơm ngon, cần phải có thêm một chút mẹo vặt. Dưới đây là cách nấu cơm dẻo thơm không thua gì xôi, ngay cả loại gạo bình thường nhất cũng có thể nấu được nồi cơm ngon.

- Chuẩn bị gạo, vo 2 lần với nước sạch, để ráo nước. Khi vo gạo, nhiều người mắc phải sai lầm đó là chà xát gạo quá nhiều lần, điều này sẽ làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Trên thực tế, hạt gạo ngày nay chỉ cần đảo 2 lần là được.

- Đổ gạo đã vo sạch vào nồi cơm điện, thêm một lượng nước thích hợp theo tỉ lệ 1:1.5, tức là 1 bát gạo và 1.5 bát nước. Nếu bạn thấy khó đo bằng cốc, hãy dùng ngón tay để đo, mực nước cao hơn gạo 1 đốt ngón tay.

- Bạn không nấu ngay sau khi đổ nước vào gạo, cần ngâm gạo trong 10 phút để gạo hút bớt nước, như vậy cơm chín sẽ mềm và ngon hơn nhưng nhiều người lại bỏ qua bước này.

- Mẹo hay sau khi ngâm gạo bạn nên cho một chút muối, 1 thìa giấm, 1 thìa dầu ăn vào, khuấy đều. Thêm 3 thứ này sẽ làm cho hạt cơm trắng, thơm, mềm, dẻo. Hơn nữa, giấm còn có tác dụng chống ôi thiu và cơm không bị nát.

- Chỉ với các bước trên rồi bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện như bình thường. Sau khi cơm chín, mở nắp để hơi nước bay ra, dùng mui xới đều cơm, để cơm khô trong 2 phút là có thể ăn được, hương vị thơm ngon đặc biệt.

Vo gạo trước khi nấu cơm.

Vo gạo trước khi nấu cơm.

Một số lưu ý khác khi vo gạo, không phải ai cũng biết

- Chúng ta nên ngâm khoảng 30 phút rồi mới vo và nấu sẽ ngon hơn.

- Gạo lứt thì thời gian ngâm cần kéo dài hơn cơm sẽ dẻo.

- Việc ngâm gạo không chỉ để gạo mềm mà còn giúp cho việc phân hủy các chất kìm chế dinh dưỡng tự nhiên có trong hạt để khi nấu không còn chất này trong cơm làm cản trở hấp thu của con người.

- Gạo trắng đã bị tróc vỏ cám nên không cần ngâm lâu.

- Gạo trắng không nên vo quá kỹ vì có thể làm mất đi lớp bột bên ngoài mất khá nhiều vitamin B1.

- Chúng ta nên vo gạo trong rá không nên vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi cơm điện. Lòng nồi cơm điện có lớp chống dính. Việc vo gạo bằng nồi cơm điện gây trầy xước làm hỏng lớp chống dính vừa khiến cơm nấu bị dính nồi vừa gây hại cho sức khỏe con người.

- Nếu gạo đã ngâm nên nấu cơm bằng nước sôi thay vì nước lạnh vì nước sôi giúp hạt gạo bao nhanh màng ngoài không bị nát nhạt khi nấu.

Cơm là thực phẩm không thể thiếu hàng ngày đối với người Việt.

Cơm là thực phẩm không thể thiếu hàng ngày đối với người Việt.

Cách ăn cơm trắng đúng cách tốt cho sức khỏe

Trong cuộc sống hàng ngày, cơm trắng là thực phẩm cung cấp năng lượng và vitamin cho con người. Tuy nhiên, ăn nhiều cơm trắng có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Lao Động TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, lượng cơm trắng cơ thể cần được tính dựa trên chiều cao, cân nặng, thể trạng và công việc hàng ngày. Một chén cơm có khối lượng 60g tinh bột.

- Nếu là nữ, thể trạng bình thường, làm công việc nhẹ nhàng thì mỗi bữa có thể ăn 1 bát cơm nhỏ.

- Nếu là nam, thể trạng bình thường thì mỗi bữa có thể ăn 1.5 bát cơm nhỏ. Nếu thường xuyên phải làm việc nặng nhọc thì có thể ăn tăng thêm 0,5 bát cơm/1 bữa chính.

Lưu ý: Trong bữa ăn, thứ tự ưu tiên sẽ là rau củ, hoa quả đến uống nước canh và ăn cơm. Việc ăn rau củ hoa quả và uống nước canh trước sẽ tạo cảm giác lưng bụng, do đó làm giảm sự thèm ăn. Chất xơ trong rau củ, hoa quả cũng làm chậm quá trình hấp thu đường từ tinh bột, từ đó làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

Nếu muốn một sức khỏe tốt, đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút

Theo các chuyên gia bữa ăn tốt nhất về mặt dinh dưỡng, tiêu hóa với người bình thường chỉ nên dài khoảng 20-30 phút, tính từ khi miệng có hoạt động nhai đến khi buông đũa, không bao gồm lúc dọn cơm hoặc nói chuyện sau ăn. Ăn chậm giúp trải nghiệm về màu sắc, kết cấu, mùi và vị thực phẩm, tạo niềm vui trong ăn uống.

Nhiều gia đình cho con ăn rong, bữa ăn kéo dài đến 1-2 tiếng, có thể gây hại sức khỏe. Bởi bữa ăn nếu quá 30 phút, thức ăn của bé nguội, vữa nát, trẻ không muốn ăn hoặc khó tiêu thụ. Từ đó, phát sinh tâm lý bực dọc, căng thẳng ở cả cha mẹ lẫn trẻ, góp phần gây chứng biến ăn kéo dài.

Mặt khác, mọi người không nên ăn trong 10-15 phút. Ăn quá nhanh không những không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, mà còn khiến dạ dày khó tiêu hóa thực phẩm, có thể gây bệnh đường ruột. Ngoài ra, ăn nhanh, nuốt vội còn gây đầy hơi, chướng bụng, cảm giác mệt mỏi sau kết thúc bữa cơm.

Đặc biệt khi ăn nhanh, ăn qua loa, não bộ không kịp xử lý tín hiệu, khiến bạn không cảm thấy no, tiêu thụ nhiều thực phẩm, lâu dài dẫn đến béo phì.

Với nguyên liệu quen thuộc, sẵn có trong bếp bạn làm theo mẹo hay này là đã nấu được nồi cơm đạt chuẩn, mẹ chồng mà thấy chỉ có nước khen nức nở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN